Digital Marketing Specialist là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Digital Marketing Specialist

Đăng bởi: Nhàn
Tháng 8 17, 2023
Ky nang can de tro thanh digital marketing specialist

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, Digital Marketing là một phần vô cùng quan trọng không thể nào thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Nếu như bạn đã tìm hiểu về ngành thì chắc hẳn sẽ không thể không biết đến thuật ngữ “Digital Marketing Specialist”.

Đối với các bạn trái ngành đang mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuật ngữ trên, cũng như theo đuổi chúng một cách chuyên nghiệp thì cần phải trau dồi những kỹ năng nào?

Trong bài viết này, ATZ sẽ hé lộ mọi thắc mắc của quý độc giả, hãy tham khảo ngay dưới đây để có thể tìm ra đáp án cho riêng mình bạn nhé!

1. Digital Marketing Specialist là gì?

Digital marketing specialist la gi
Digital marketing specialist là gì

Trong Marketing, Digital Marketing Specialist là một thuật ngữ chuyên môn được dùng để chỉ người làm Marketers nghiêm túc theo đuổi chuyên ngành một cách chuyên nghiệp.

Những đối tượng này họ có kiến thức chuyên ngành rộng mở và đa dạng hóa các kỹ năng chuyên môn của mình, họ chịu trách nhiệm trong việc quảng bá các website hay bất kỳ một ngành hàng cụ thể nào tại doanh nghiệp nơi họ làm việc.

Bởi việc thuần thục tất cả các kỹ năng chuyên môn, cũng như hiểu biết sâu rộng và nhạy bén về các kênh tiếp thị số ngày nay nên họ được mệnh danh là những chuyên gia trong lĩnh vực Digital Marketing.

Để trở thành một Digital Marketing Specialist trong tương lai, nhất định bạn phải có kiến thức nền tảng thật vững chắc về chuyên ngành Marketing, các kỹ năng mềm như hoạch định kế hoạch, quản lý thời gian, giao tiếp, khả năng tư duy và sáng tạo…

Quan trọng hơn cả là phải có sự hiểu biết chuyên sâu về một hoặc nhiều mảng trong Digital Marketing, kết hợp cùng khả năng “bắt sóng” các hot trend đa nền tảng, chúng tôi tin chắc chắn bạn sẽ sớm trở nên một chuyên gia xuất chúng trong lĩnh vực đang phát triển hot hit này.

2. Nhiệm vụ của một Digital Marketing Specialist

Một chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số thường sẽ chịu trách nhiệm ở một mảng chuyên môn nhất định nào đó, có thể về mảng SEO, PPC, Social Media, Ads hoặc nhiều mảng khác nữa.

Bên cạnh đó, những người thực hiện công việc này cũng có thể phụ trách kiểm soát và bao quát tất cả các kênh thuộc trong Digital Marketing mà doanh nghiệp đang triển khai chạy chiến dịch.

Không giống với kiểu tiếp thị Marketing truyền thống, các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số sẽ theo dõi các chỉ số và đo lường hiệu quả thông qua các kênh nền tảng công nghệ cho từng dự án phù hợp, từ đó giúp gia tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy quảng bá các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, nhờ đó mà các chuyển đổi cũng được đẩy mạnh.

Chưa dừng ở đó, người làm Digital Marketing Specialist có thể cân đối đảm nhiệm thêm trọng trách của một người lên kế hoạch phát triển và thực hiện cho các chiến lược quảng bá sản phẩm hay dịch vụ trên trực tuyến khi kết hợp kèm các chương trình khuyến mãi, chiến dịch truyền tải thông điệp và tiếp cận khách hàng thông qua gửi Email Marketing.

3. Cần kỹ năng gì để trở thành Digital Marketing Specialist

Ky nang de tro thanh digital marketing specialist
Kỹ năng để trở thành digital marketing specialist

Digital Marketing ra đời, tất cả mọi hoạt động tìm kiếm và kết nối với khách hàng đều được diễn ra trên trực tuyến. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của ngành Digital Marketing nói chung, cũng như để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số nói riêng, nhất định những Marketer tương lai không thể bỏ qua các kỹ năng dưới đây.

3.1 Mobile Marketing

Có thể nói việc sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại di động đã trở thành “vật bất ly thân” không thể nào thiếu đối với mỗi Digital Marketing Specialist hiện đại ngày nay. Do đó, các trang website hay bất kỳ một loại app hay loại quảng cáo nào cũng đều sẽ được thiết kế sao cho tương thích dành riêng cho thiết bị điện thoại di động.

Thông qua Mobile Marketing, doanh nghiệp và khách hàng sẽ được tương tác qua lại hai chiều. Tại đây, doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, kịp thời bắt trend và chăm sóc tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

Từ đó, giúp rút ngắn khoảng cách xa cách của khách hàng đối với doanh nghiệp, và tạo ra được lượng khách hàng tiềm năng trung thành với doanh nghiệp bạn.

3.2 Email Marketing

Hình thức tiếp thị qua Email cũng đã và đang được triển khai phổ biến tại các doanh nghiệp ngày nay, việc gửi Email doanh nghiệp sẽ truyền tải nội dung thông điệp một cách rõ ràng đến cùng một lúc cho nhiều khách hàng, từng phân loại khách hàng kèm nội dung phù hợp với những mong muốn về nhu cầu và sở thích của đối tượng đó.

Nếu đầu tư cho mảng này, người làm Digital Marketing Specialist cũng có thể thu hút khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình nhưng vẫn đảm bảo rằng không cạnh tranh ác liệt như trên các kênh mạng xã hội.

Tại đây, bạn có thể tiếp cận bằng việc gửi Email Marketing sẽ giúp nuôi dưỡng niềm tin cho các khách hàng tiềm năng tương lai sẽ quay lại mua hàng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

3.3 Social Media

Chắc hẳn là một người Marketer không ai còn lạ lẫm với thuật ngữ ngành quen thuộc mang tên Social Media. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, bạn cần thấu hiểu rõ tất cả cách thức hoạt động của các nền tảng mảng xã hội, bao gồm: Facebook, Tik Tok, Instagram, Twitter

Việc liên tục trau dồi, cập nhật và dẫn đầu nắm bắt xu hướng đa dạng hóa có công dụng tạo ra điểm nhấn kích thích thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.

3.4 SEO

Để thúc đẩy gia tăng lượt tương tác hay truy cập vào website của doanh nghiệp bạn, giúp cho quá trình quảng bá sản phẩm và dịch vụ được truyền tải rộng rãi đến nhiều đối tượng khách hàng, không thể thiếu đi sự góp mặt của dịch vụ SEO.

Nhiệm vụ của SEOers là làm sao đẩy các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình lên Top đầu các trang tìm kiếm trên Google, có như vậy mới giúp cho quá trình gia tăng độ hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm, từ đó độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng thế mà tăng theo.

3.5 SEM

SEM là một loại hình thức tiếp thị trực tuyến, bằng cách sử dụng đa dạng phương pháp tiếp thị Marketing để đưa trang website của doanh nghiệp đứng trên vị trí mà bạn mong muốn chúng ở trang tìm kiếm trên Google.

Kỹ thuật SEM đối với người làm Digital Marketing Specialist sẽ bao quát cả quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO và mô hình quảng cáo trực tuyến trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột PPC.

Để nâng cao loại kỹ thuật này, Marketers sẽ bắt đầu cải thiện tối ưu SEO đáp ứng nhu cầu người dùng với những từ khóa chất lượng và nội dung đạt chuẩn theo các tiêu chí, từ đó website bạn triển khai sẽ có vị trí thứ hạng cao hơn. Sau đó, bạn có thể sử dụng PPC giúp thu hút thêm nhiều hơn nữa lượt truy cập từ người dùng cho trang website mình.

3.6 Design

Dựa vào nội dung content đã triển khai trong bài viết, kỹ năng thiết kế ảnh giúp bạn đưa thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng một cách hiệu quả.

Thông thường, tâm lý khách hàng họ không thích đọc một bài viết truyền tải chỉ toàn chữ, điều này hoàn toàn nhàm chán và doanh nghiệp không thể níu chân khách hàng ở lại trên bài viết của mình lâu hơn.

Chính vì vậy, việc truyền tải thông điệp đúng và đủ thông qua những bức hình Design vui nhộn khiến khách hàng họ cảm thấy bị thu hút và hấp dẫn, tò mò đọc đến hết bài viết.

Thời đại công nghệ số ngày nay, nếu không đạt ở trình độ chuyên sâu về mảng thiết kế thì ít nhất để trở thành Digital Marketing Specialist bạn cũng cần phải có các kiến thức nền tảng cơ bản về photoshop hoặc phần mềm canva.

3.7 Phân tích Data

Phan tich Data
Phân tích Data

Dựa vào các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu về khách hàng, trang website của doanh nghiệp hay của đối thủ như Google Analytics, Google Search Console…dân Marketers sẽ thông qua các chỉ số chính xác được cung cấp thuận lợi nắm bắt nhu cầu khách hàng của mình, họ sẽ dễ dàng lên bản kế hoạch tiếp cận, tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng.

Nhờ các chiến lược Marketing rõ ràng, cụ thể phù hợp với xu hướng từng thời thế trên các kênh nền tảng mạng xã hội, Google hay Youtube…nhanh chóng kích thích và thúc đẩy sự tương tác hai chiều giữa khách hàng với doanh nghiệp, từ đó gây ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi đối tượng khách hàng.

3.8 Kiến thức Marketing

Mọi hoạt động tiếp thị Marketing trên Internet, đều xuất phát từ việc lên ý tưởng sáng tạo nội dung content phù hợp dựa trên từng thông điệp của bài viết liên quan đến quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình ở các nền tảng.

Bạn mong muốn được lấn sân sâu hơn trong Digital Marketing Specialist và phát triển trong lĩnh vực này, nhất định phải tìm hiểu kỹ các kiến thức Marketing trong đó việc bán sản phẩm là tất yếu.

Để làm được điều trên, trước hết bạn cần hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng, đặt bản thân mình vào người dùng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó lên ý tưởng xây dựng content trên từng kênh, có thể là cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết, giải quyết vấn đề cho khách hàng giúp họ “đồng cảm”, kích thích sự tò mò của họ…

Và mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tăng doanh số bán hàng và giữ vị thế cao trên thị trường.

3.9 Cập nhập các xu hướng mới

Một kỹ năng quan trọng không thể thiếu của người làm Digital Marketing Specialist đó chính là việc nhanh nhạy cập nhật, nắm bắt các xu hướng mới, liên tục đổi mới chiến lược sao cho phù hợp với từng giai đoạn và từng kênh triển khai, từ đó kích thích tăng trưởng doanh thu và đạt chỉ tiêu thậm chí vượt mục tiêu đã đặt ra trước đó cho doanh nghiệp của bạn.

3.10 Facebook/Google Ads

Chạy quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng, đặc biệt trên Facebook hay Google đang ngày càng được ưa chuộng cả trong doanh nghiệp và cá nhân người dùng, bởi kết quả chúng đem lại vô cùng thiết thực.

Là một người làm ngành, một chuyên gia Digital Marketing Specialist thời đại mới ngày nay, việc thành thạo chạy Facebook Ads hoặc Google Ads sẽ hỗ trợ rất lớn trong các chiến dịch tiếp thị giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn mang thương hiệu mình đến gần gũi hơn với nhóm đối tượng khách hàng.

Khi người khách hàng họ có nhu cầu, ngay lập tức họ sẽ nghĩ đến doanh nghiệp bạn, chạy quảng cáo chính là cách tạo dựng niềm tin trong nhận thức của khách hàng mình.

4. Lương của Digital Marketing Specialist là bao nhiêu?

Muc luong cua digital marketing specialist
Mức lương của digital marketing specialist

Có lẽ khá nhiều người sẽ tò mò rằng mức lương của một người chuyên gia lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số là bao nhiêu?

Trên thực tế, Digital Marketing là một ngành nghề được đánh giá là rất hot trong thời công nghệ số hiện nay với mức thù lao cao ngất ngưởng tùy thuộc vào từng vị trí, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn hay cấp bậc.

Đối với một Digital Marketing Specialist sẽ có mức lương cơ bản dao động từ 12 – 20 triệu/tháng, thậm chí họ có thể đạt con số lên đến hơn 40 triệu trong vòng 1 tháng dựa trên các vị trí công việc, mức độ khó của công việc họ đảm nhiệm.

Điều này cho thấy, nếu như bản thân đa dạng hóa các kỹ năng chuyên môn, làm được nhiều việc giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh thì sếp sẽ rất trọng dụng bạn, tin tưởng giao những việc trọng đại cũng đồng nghĩa với việc mức thù lao bạn nhận được từ sếp vô cùng thỏa đáng.

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường là rất khốc liệt, song song đó nhu cầu về ngành nghề liên quan đến Digital Marketing Specialist cũng đòi hỏi về kinh nghiệm và trình độ rất khắt khe.

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, với mức lương thu nhập có thể nói rất “mát tay” được nhiều chủ doanh nghiệp săn đón hẳn cũng không phải là điều dễ dàng gì.

Vậy nên, nếu có mong muốn phát triển theo đuổi sự nghiệp một cách chuyên sâu về Digital Marketing, ngay từ hôm nay. Ngay bây giờ bạn hãy bắt tay vào tìm hiểu và trau dồi về Digital Marketing Specialist, cùng các kỹ năng cần có từ cơ bản đến chuyên sâu được ATZ liệt kê, chia sẻ bên trên bài viết. Chúc các bạn thành công!

Nhàn

Bài viết liên quan