IMC là gì? Các bước lên kế hoạch IMC hiệu quả

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Chín 10, 2022

IMC (truyền thông tích hợp) là một công cụ tạo ra hàng loạt chiến dịch Marketing đạt hiệu quả cao được nhiều nhãn hàng đình đám áp dụng như Coca Cola hay Vinamilk. Việc tạo ra một kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp sẽ đảm bảo được khách hàng nhận được những thông điệp xuyên suốt trên nhiều kênh truyền thông, từ đó không chỉ truyền tải đến khách hàng những thông điệp nhất quán mà còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc hiểu rõ IMC là gì và các bước lập quy trình truyền thông tích hợp không phải Markerter nào cũng nắm vững. Cùng ATZ tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

IMC là gì?

IMC (Integrated Marketing Communications)_Truyền thông Marketing tích hợp hiểu nôm na là hình thức kết hợp giữa các chiến lược quảng cáo nói riêng và hoạt động truyền thông nói chung.

IMC Plan giúp truyền tải được những thông điệp, ý nghĩa của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng một cách rõ ràng và thuyết phục. Từ đó, tạo cho khách hàng sự tin tưởng về doanh nghiệp và những sản phẩm mà doanh nghiệp đó mang lại.

5 công cụ chính của IMC

cong cu chinh cua IMC
Công cụ chính của IMC

Nhiều Marketers đánh giá IMC là một giải pháp truyền thông hữu hiệu giúp thông điệp của sản phẩm/nhãn hàng tiếp cận mạnh mẽ, đa chiều đến tâm trí của người dùng. Dưới đây là 5 công cụ chính được sử dụng trong truyền thông Marketing tích hợp:

  • Advertising – Quảng cáo
  • Direct Marketing – Tiếp thị trực tiếp
  • Sale Promotion – Khuyến mãi
  • Public relations (PR) – Quan hệ công chúng
  • Personal Selling – Bán hàng cá nhân

Tuy nhiên, không phải chiến dịch nào cũng sử dụng công cụ giống nhau. Tùy vào mục tiêu Marketing của từng chiến dịch cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp, người làm IMC Plan sẽ cân nhắc để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của từng công cụ, từ đó căn chỉnh và lựa chọn công cụ phù hợp nhất cho dự án của mình.

6 bước thiết lập kế hoạch truyền thông (IMC) hiệu quả

Trong kinh doanh có câu “Thương trường là chiến trường” cho thấy thị trường hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhãn hàng, thương hiệu. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi họ phải truyền thông cái gì? Truyền thông ra sao để đem lại hiệu quả nhất hay các bước để lập một chiếc lược truyền thông tích hợp là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây để tạo nên một kế hoạch IMC hiệu quả.

Xác định mục tiêu chiến dịch

xac dinh muc tieu chien dich trong IMC plan
Xác định mục tiêu chiến dịch trong IMC plan

Đây là bước đầu tiên cũng được xem là bước quan trọng nhất vì nó quyết định sự thống nhất, đồng bộ cho chiến dịch và giúp người thực hiện nhìn thấy đích đến, từ đó tạo ra các kế hoạch phù hợp để phục vụ mục tiêu chung.

Một kế hoạch truyền thông tích hợp có 3 mục tiêu chính:

  • Business Objective (mục tiêu kinh doanh): Hướng đến các chỉ số về mục tiêu, tăng trưởng.
  • Marketing Objective (mục tiêu Marketing): Hướng đến việc thay đổi hành vi người tiêu dùng.
  • Communication Objective (mục tiêu truyền thông): Hướng đến việc thay đổi suy nghĩ, tâm trí người dùng.

Bạn có thể sử dụng mô hình SMART để chỉ ra mục tiêu một cách cụ thể nhất:

  • Specific – Cụ thể
  • Measurable – Có thể đo lường được
  • Achievable – Có thể đạt được
  • Realistic – Thực tế
  • Timely – Tập trung vào yếu tố thời gian

Xác định đối tượng mục tiêu truyền thông tích hợp

Sau khi đã xác định được mục tiêu kế hoạch, bạn cần xác định được đúng đối tượng mục tiêu để xây dựng nên những thông điệp phù hợp nhất truyền tải đến khách hàng. Bạn chia nhỏ khách hàng của mình ra theo từng phân khúc dựa trên các tiêu chí như địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, hành vi mua hàng, …để chọn ra nhóm khách hàng gần với mục tiêu nhất.

Dưới đây là một số công việc bạn có thể áp dụng để tìm ra đối tượng mục tiêu một cách chính xác nhất.

  • Nghiên cứu, thống kê những số liệu thu thập được dựa trên một phạm vi khách nhất định.
  • Phân tích các đối thủ cùng lĩnh vực, từ đó tìm kiếm đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến.
  • Quan sát thực tế.
  • Khảo sát thực tế thị trường và thói quen truyền thông.
  • Trải nghiệm thử cuộc sống của khách hàng.
  • Nghiên cứu hành vi mua hàng, mong muốn, nhu cầu và cả sự sợ hãi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ:

Quảng cáo son môi: Đối tượng nữ từ 16 – 45 tuổi.

Quảng cáo giày thể thao: Đối tượng cả nam và nữ từ 18-35 tuổi.

Nghiên cứu để thấu hiểu mong muốn của khách hàng (Customer Insight)

nghien cuu de thau hieu mong muon cua khach hang
Nghiên cứu để thấu hiểu mong muốn của khách hàng

Inshight được hiểu là những trăn trở, suy nghĩ thầm kín hay những vấn đề mà khách hàng mong muốn được giải quyết. Đây được xem là một công việc khá “đau đầu” với những người lập kế hoạch truyền thông.

Để tìm kiếm được Insight thấu hiểu khách hàng, từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết mong muốn của họ, bạn thực hiện những công việc sau:

  • Vẽ ra chân dùng khách hàng mục tiêu để có cái nhìn khái quát về họ như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, hành vi mua hàng, …
  • Nghiên cứu và lên danh sách các nhóm nhu cầu của khách hàng.
  • Nghiên cứu những chiến lược truyền thông hay quảng cáo của đối thủ.
  • Khảo sát thực tế thông qua việc trò chuyện, tương tác, đặt ra những câu hỏi, lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ cử chỉ của khách hàng.
  • Lưu lại các thông tin đã nghiên cứu vào hệ thống để đảm bảo các thông tin của khách hàng chính xác, có hệ thống.

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ để xác định Insight khách hàng như Google Analytics, Google Trend, Social Mention hoặc lượng thông tin khổng lồ trên Facebook.

Phát triển ý tưởng chính (Big Idea)

Sau khi đã nắm được Insight khách hàng, người làm Marketing cần nghĩ ra những ý tưởng để giải quyết những bài toán mà khách hàng đang gặp phải. Big Idea này sẽ định hướng mọi hoạt động và cách thức triển khai xuyên suốt cả chiến dịch.

Tuy nhiên, để có một Big Idea thành công và giải quyết được các khúc mắc của khách hàng, bạn cần lưu ý 3 vấn đề sau:

  • Ý tưởng lớn cần có sự khả thi, phù hợp với ngân sách và đạt được mục tiêu IMC ban đầu.
  • Xuất phát từ Insight để giải quyết chính vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Thể hiện vai trò của thương hiệu một cách rõ ràng để người dùng ấn tượng về thương hiệu của bạn một cách sâu sắc hơn.

Dưới đây là 3 cách để tạo nên những Big Idea thỏa mãn nhu cầu và khơi gợi được cảm xúc của khách hàng:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Khảo sát các feedback, ý kiến của khách hàng.
  • Lấy ý tưởng từ báo, tạp chí, …

Lên kế hoạch thực hiện

len ke hoach thuc hien
Lên kế hoạch thực hiện

Đây là bước mà các Marketers lập ra những kế hoạch triển khai một cách chi tiết và rõ ràng để đưa Big Idea đến gần hơn với khách hàng.

Để có được kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Mỗi giai đoạn sẽ kéo dài trong bao lâu? Ngân sách phải bỏ ra cho từng giai đoạn là bao nhiêu?
  • Mỗi giai đoạn sẽ có hoạt động chính (key hook) và hoạt đông truyền thông chủ đạo (key message) gì?
  • Đâu là những hoạt động hỗ trợ (supporting tactics) cho từng giai đoạn.

Với những câu hỏi định hướng này, bạn đã có thể xây dựng cho mình một kế hoạch triển khai chi tiết và rõ ràng rồi.

Kiểm tra và đánh giá lại hiệu quả chiến dịch

Đây là bước cuối cùng để giúp bạn nhìn nhận được kế hoạch truyền thông bạn đang triển khai có hiệu quả hay không và có thể áp dụng được cho những lần sau không. Dưới đây là những chỉ số đo lường (KPI) cũng như các nội dung mà bạn cần đánh giá:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu và nhận biết chiến dịch
  • Mức độ nhớ và hiểu thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp mang đến
  • Mức độ nhận thức và cảm tình đối với thương hiệu và hành vi mua hàng của họ
  • Phản hồi từ khách hàng
  • Kết quả từ các kênh quảng cáo như Facebook Ads, Google Adwords, …

IMC là hoạt động truyền thông đem lại hiệu quả cao và tạo ra các thành tựu cho mỗi doanh nghiệp. Hi vọng bài viết mà ATZ đem đến trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về truyền thông Marketing tích hợp và cách để lên kế hoạch IMC để tạo nên những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này.

 

 

 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận