5 yếu tố không thể thiếu cho một product concept thành công

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 22, 2023
yeu to cho product concept thanh cong

Ngày nay, nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi liên tục. Ngoài việc lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt, họ còn mong muốn sản phẩm đó phải độc đáo, sáng tạo và cao cấp. Do đó, để có thể cạnh tranh được với đối thủ cũng như đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, các Marketer không chỉ tập trung phát triển sản phẩm cũ mà cần phải đẩy mạnh tạo ra các Product concept.

Đây là một thuật ngữ không mấy mới lạ nhưng nhiều người làm Marketing vẫn chưa hiểu rõ Product concept là gì và cách viết nó ra sao để áp dụng nó cho sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tạo nên được một Product concept thành công? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết mà ATZ đem đến dưới đây nhé!

Product Concept là gì?

Có thể bạn đã nghe nhiều về từ Concept. Đây là một thuật ngữ khá phổ biến của dân thiết kế, Concept được hiểu là một ý tưởng thiết kế, xu hướng lựa chọn màu sắc, phong cách và nó quyết định đến hướng đi, thông điệp mà tác phẩm đem đến.

Product concept (Concept sản phẩm) là một bản mô tả về một sản phẩm mới như ý tưởng, những điểm nổi bật hay tính năng của sản phẩm đó. Product concept yêu cầu thể hiện được phong cách cũng như thông điệp truyền tải đến người dùng, từ đó đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của họ.

Vậy làm Concept sản phẩm chính là dựa trên các nền tảng sản phẩm có sẵn, lựa chọn các đặc tính quan trọng của nó rồi sử dụng phương pháp truyền thông như ngôn từ, hình ảnh hay bao bì một cách sáng tạo và giàu tính thuyết phục. Từ đó gia tăng sự hấp dẫn của sản phẩm và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

5 yếu tố hình thành nên Product Concept thành công

Phát triển một sản phẩm mới không phải là điều dễ dàng vì sẽ tốn rất nhiều chi phí, nguồn lực và cả thời gian. Do đó, trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ khách hàng, thị trường, xây dựng Concept sản phẩm rồi mới tiến hành thử nghiệm để xem đã đủ điều kiện để đưa sản phẩm đến với người dùng hay chưa.

Trong đó, việc hình thành nên một Product Concept rất quan trọng, bao gồm 5 yếu tố sau:

Ý tưởng để hình thành Concept sản phẩm

y tuong de hình thanh product concept
Ý tưởng để hình thành Product Concept

Việc đầu tiên để hình thành một Product Concept, bạn cần nghiên cứu để tìm ra Insight khách hàng, từ đó biết được những nhu cầu mà họ cần là gì.

Từ những Insight này bạn mới có thể hình thành nên cho mình những ý tưởng cho sản phẩm mới như định vị sản phẩm hay những tính năng, lợi ích có thể đem đến cho khách hàng tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.

Tên sản phẩm (Product name)

Một trong những yếu tố tạo nên sự tin tưởng của khách hàng và giúp họ định hướng sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không là tên sản phẩm.

Ví dụ: Với tên gọi “Găng tay rửa bát mùa đông”, khách hàng sẽ cảm thấy phù hợp với nhu cầu cần một sản phẩm rửa bát không bị lạnh tay vào mùa đông, đánh đúng tâm lý người dùng. Ngược lại, chỉ đặt tên sản phẩm là “Găng tay rửa bát” thì khách hàng sẽ nghĩ găng tay loại nào chả như nhau, đều dùng để rửa bát cả khiến cơ hội người dùng để tâm đến sản phẩm của bạn rất thấp.

Lợi ích của sản phẩm mang lại

loi ich san pham mang lai
Lợi ích của sản phẩm mang lại

Trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm mới, chắc chắn khách hàng sẽ cân nhắc việc sản phẩm đó có đem đến lợi ích cho họ hay không. Nếu sản phẩm đó gãi đúng “chỗ ngứa” của họ, đáp ứng được những mong muốn hay kì vọng thì chắc chắn họ sẽ chú ý đến sản phẩm đó. Ngược lại, nếu sản phẩm bạn đem đến không mang đến lợi ích nào hoặc nó không có gì nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, họ sẽ phớt lờ và bạn mất đi một khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Lợi ích của kem chống nắng mà hãng Bioderma mang đến là bảo vệ da trước tia UVA và UVB, ngăn ngừa tình trạng da bị khô ráp, sạm đen do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Thể hiện được Insight khách hàng

Insight là những xu hướng hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trong Concept sản phẩm, điều quan trọng nhất là cần phải thấu hiểu được kì vọng, nhu cầu hay điểm đau (pain point) của họ.

Ví dụ: Insight của hãng thời trang Dior không chỉ là cung cấp quần áo, phụ kiện thời trang cho những người tiêu dùng mà còn hướng đến sự sang trọng, đẳng cấp mà ít hãng thời trang nào có thể so được.

Lý do khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm

Vậy làm sao để khách hàng có thể tin vào sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đem đến? Lúc này bạn cần đưa ra những lý do chính đáng để thuyết phục họ.

Ví dụ: Với sản phẩm sữa TH True Milk, mỗi hộp sữa chứa 38-40% lượng canxi với kích thước vô cùng nhỏ nên dễ dàng phân tán và thẩm thấu vào cơ thể. Hợp chất này rất quan trọng cho việc phát triển chiều cao, cân nặng cũng như giảm thiểu các bệnh về xương khớp.

Cách viết Product Concept đạt hiệu quả cao

cach viet product concept dat hieu qua cao
Cách viết Product Concept đạt hiệu quả cao

Sau khi đã nắm rõ những yếu tố để tạo nên được một Concept sản phẩm thành công, bạn cần phải thực hành, ứng dụng vào thực tế để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Dưới đây là các bước và cấu trúc để viết ra một Product Concept mà bạn cần nắm rõ.

Overview (giới thiệu tổng quan về sản phẩm)

Sản phẩm này là gì?

Dành cho ai?

Ví dụ: Dầu gội Pantene. Dành cho phân khúc thị trường là con gái, phụ nữ, những người chú trọng đến việc chăm sóc tóc.

Benefit (lợi ích mà sản phẩm đem đến)

Khai thác vào những lợi ích mà sản phẩm có thể đem đến cho người tiêu dùng, sản phẩm này có đáp ứng đúng nhu cầu của họ không?

Sản phẩm này có gì khác so với đối thủ?

Ví dụ: Dầu gội Pantene giúp tóc chắc khỏe sau mỗi lần gội, cải thiện cả những phần tóc yếu nhất và tạo ra một lớp màng bảo vệ tóc chống lại tia cực tím và những tác hại từ môi trường.

Reason to believe (lý do để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn)

Bạn phải nêu được ra lý do mà người dùng phải tin bạn bằng việc đưa ra những bằng chứng xác thực, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các số liệu nghiên cứu từ những chuyên gia trong ngành.

Bên cạnh đó, bạn tóm tắt lại những lợi ích và những lý do tin tưởng hơn với sản phẩm của đối thủ.

Ví dụ: Dầu gội Pantene là sản phẩm đến từ Thái Lan, được các chuyên gia hàng đầu trong chăm sóc tóc, tạo mẫu tin tưởng và sử dụng.

Những kinh nghiệm và lưu ý khi viết Product Concept

nhung kinh nghiem va luu y khi viet product concept
Những kinh nghiệm và lưu ý khi viết Product Concept

Để phát triển thương hiệu trong tương lai, mỗi Marketer cần phải nắm rõ và thành thạo cách viết Product Concept. Cấu trúc đơn giản có thể áp dụng là: “…is…that…for…because”, có nghĩa là “Sản phẩm là…(bạn giới thiệu tổng quan về sản phẩm)…, giúp…(đưa lợi ích của người dùng vào)…dành cho (làm rõ về phân khúc thị trường)…,vì chứa…(lý do để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm bạn đem đến)”.

Mục đích của việc làm Product Concept là biến những sản phẩm bình thường trở nên hấp dẫn hơn trong tâm trí khách hàng, từ đó kích thích nhu cầu và hành động mua của họ. Do đó, trước khi sử dụng các hình thức Marketing đến các đối tượng mục tiêu, các Marketer cần xem xét Concept sản phẩm thật kỹ để đem lại hiệu quả cao nhất.

Xây dựng Concept sản phẩm nghe có vẻ đơn giản nhưng khi áp dụng vào việc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới thì khả năng tác động vào tâm trí con người vô cùng mạnh mẽ, từ đó khiến khách hàng tin tưởng và sẵn sàng mua sản phẩm của bạn. Hi vọng qua bài viết mà ATZ đem đến trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về Product Concept là gì và cách tạo nên Product Concept thành công, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

 

 

 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Helen pham
Helen pham
1 năm trước

Cho mình hỏi khi nào thì thử nghiệm Product concept sẽ không cần thiết?