Hướng dẫn 7 bước lập kế hoạch Digital Marketing tối ưu nhất

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 22, 2023
lap ke hoac digital marketing

Có thể nói Digital Marketing đã tạo ra một sân chơi đầy bổ ích mà ở đó sức cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp dù lớn, dù vừa hay nhỏ đều công bằng như nhau trong thời đại công nghệ số ngày nay. Tuy vậy, để triển khai Digital Marketing đạt hiệu quả cao nhất thì không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách thực hiện một cách trơn tru. Bởi vậy mới nói việc thiết lập kế hoạch Digital Marketing giống như bộ khung xương định hướng giúp doanh nghiệp đi đúng đường và rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu cho doanh nghiệp.   

Trong bài viết ngày hôm nay, ATZ sẽ chia sẻ cho các bạn cách để lên một bản kế hoạch Digital Marketing chi tiết nhất. Hãy theo dõi và tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!

Tìm hiểu kế hoạch Digital Marketing là làm gì?

tim hieu va lap ke hoach digital marketing la lam gi
Tìm hiểu và lập kế hoạch Digital Marketing là làm gì?

Kế hoạch Digital Marketing hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số. Bản kế hoạch này cũng giống như việc các bạn thiết lập lên một bản vẽ tương lai cho chính cuộc đời các bạn vậy, bạn muốn là ai trong tương lai? Mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng đến là gì? Và bạn sẽ làm những gì để đạt được nó? Các bạn thiết lập kế hoạch mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu bạn sẽ càng dễ dàng theo dõi, kiểm soát từng đầu mục đề ra đó và sớm đi đến đích cuối cùng.

Tương tự như vậy, việc lập kế hoạch Digital Marketing là công việc mà mỗi một Marketer sẽ phải vạch ra được các chiến lược liên quan đến tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp mình đến gần hơn với nhiều khách hàng thông qua đa kênh truyền thông.

Một bản kế hoạch cụ thể và chi tiết sẽ được xác định rõ ràng về mục tiêu doanh nghiệp hướng tới, chỉ số cụ thể là bao nhiêu hay những kênh nào mà doanh nghiệp có thể phát triển, phân bổ chi phí và nguồn lực như thế nào cho hợp lý…Với kế hoạch cụ thể như vậy, doanh nghiệp của các bạn sẽ không bị lãng phí quá nhiều về nguồn tài chính và cũng không cần phải lo lắng kết quả đạt được không như mong đợi.

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch Digital Marketing để làm gì?

Ngày nay, công nghệ số đang có xu hướng ngày càng phát triển kéo theo nhiều ngành nghề trở nên vô cùng cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, trong đó có Digital Marketing. Vậy, với một bản kế hoạch  Digital Marketing hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề sau đây:

  • Nắm bắt được xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng và đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, có kiến thức chuyên sâu trong cách nghiên cứu thị trường và từng phân khúc đối tượng khách hàng, từ đó sẽ dễ dàng lên những ý tưởng nội dung sao cho phù hợp với vấn đề của từng đối tượng khách hàng.
  • Tiếp cận gần hơn đến với đối tượng mục tiêu thông qua các hành động tiếp thị từ việc thu thập, nắm bắt nhu cầu thị trường và khách hàng bên trên.
  • Dự kiến sử dụng nguồn lực và nhân lực như thế nào sao cho hiệu quả nhất mà không tiêu tốn quá nhiều ngân sách của doanh nghiệp, hay nhân viên phải bán sức lao động cày ngày cày đêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của họ. Vì vậy, việc lập kế hoạch Digital Marketing hoàn chỉnh sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tình hình và nhanh chóng xử lý giải quyết tốt mọi vấn đề gặp phải.
  • Để lên được bản kế hoạch triển khai hoàn hảo nhất là công sức to lớn của tất cả đội ngũ tại các phòng ban trong doanh nghiệp. Nhờ bản kế hoạch cụ thể và rõ ràng sẽ giúp cho từng phòng ban nói chung, hay cá nhân mỗi người trong từng phòng nói riêng sẽ nắm được hướng đi chinh phục đích đến cuối cùng của doanh nghiệp để đạt hiệu quả lợi nhuận cao.

Các đầu việc cơ bản của kế hoạch Digital Marketing 

cac dau viec co ban cua ke hoach digital marketing
Các đầu việc cơ bản của kế hoạch Digital Marketing

Quá trình để lập kế hoạch Digital Marketing hoàn chỉnh cho doanh nghiệp, nhất định Marketers không thể bỏ lỡ các đầu mục cơ bản sau đây:

  • Social Media Marketing: Với mục tiêu nhận diện thương hiệu doanh nghiệp, kích thích đẩy mạnh doanh số, bên cạnh đó còn giúp gia tăng lượt truy cập vào trang Website. Do đó, việc sử dụng Social Media Marketing như Facebook, Instagram, Tik tok…sẽ khiến cho quá trình tiếp cận và kết nối với khách hàng trở nên gần gũi hơn. Để làm được điều này, các bạn cần phải thiết lập và xây dựng sáng tạo nhiều chủ đề nội dung liên quan xoay quanh những đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Sau mỗi chiến dịch, các bạn đừng quên phân tích kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần tới.
  • Search Engine Optimization: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ giúp cho Website của doanh nghiệp bạn có thứ hạng cao trên Google. Khi Googlebot thu thập dữ liệu từ trang Website đã được SEO nội dung thân thiện với người dùng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích được chân dung đối tượng khách hàng, đối tượng này họ tập trung ở đâu, họ có nhu cầu gì hay có bao nhiêu lượt xem trang và họ ở lại trang trong bao lâu? Từ đó, thấu hiểu hơn về khách hàng của mình để chỉnh sửa và tối ưu lại phần content thu hút nhiều khách tiềm năng hơn nữa cho doanh nghiệp.
  • Chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads: Quảng cáo là phần công việc không thể nào thiếu trong lập kế hoạch Digital Marketing, với 2 hình thức quảng cáo phổ biến trên là quảng cáo có trả phí. Do vậy, khi chạy quảng cáo cho Website thì sẽ được Google ưu tiên lên trang đầu của phần kết quả tìm kiếm. Còn đối với chạy quảng cáo Facebook sẽ tạo ra cho doanh nghiệp lượng tương tác và theo dõi dựa trên việc thiết lập khách hàng mục tiêu thông qua độ tuổi, sở thích người dùng.
  • Gửi Email Marketing: Email ngày nay được tận dụng với hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng. Đồng thời, đây cũng là cách giao tiếp rất hiệu quả giữa người dùng và doanh nghiệp giúp họ trở nên thân thiết hơn.

Hướng dẫn lập kế hoạch Digital Marketing hiệu quả và tối ưu 

Với mục tiêu chính trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách để lên một bản kế hoạch Digital Marketing chi tiết, cụ thể nhất. Chính vì vậy, sau đây sẽ là 7 bước hướng dẫn lên kế hoạch Digital Marketing.

Bước 1. Xác định mục tiêu cho bản kế hoạch

Mục tiêu chính là đích đến cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến, để bản kế hoạch diễn ra một cách suôn sẻ và trong cả quá trình được kiểm soát, thực hiện nghiêm túc thì cần phải thiết lập mục tiêu thật chi tiết cụ thể, rõ ràng. 

Bạn hãy áp dụng ngay nguyên tắc SMART cho mục tiêu, để thấy được doanh nghiệp của bạn có đang đi đúng hướng không dựa trên các tiêu chí bao gồm:

  • Specific (Mục tiêu cụ thể): Mục tiêu mà bạn lập kế hoạch Digital Marketing cho doanh nghiệp cần cụ thể. Điều này sẽ giúp cho việc bạn kiểm soát kế hoạch một cách tốt hơn và từ số liệu bạn có thể dễ dàng so sánh với các năm trước hay cho các năm sau này.

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu doanh thu của doanh nghiệp cần phải được tối đa hóa, vậy một con số cụ thể bạn muốn tối đa là bao nhiêu? Hay doanh thu trong vòng 1 tháng hiện tại là 50 triệu, bạn đặt mục tiêu trong tháng tiếp theo là 100 triệu.

  • Measurable (Đo lường được): Khi mục tiêu đo lường được, bạn có thể kiểm soát thông qua các con số “biết nói” từ doanh thu theo từng ngày, từng tuần, từng tháng hay qua từng năm.
  • Attainable (Mang tính khả thi): Mục tiêu bạn lập ra chúng cần phải mang tính khả thi, tức là mục tiêu nằm trong khoảng ngân sách mà doanh nghiệp có khả năng đầu tư, chi trả và người thực hiện phải có chuyên môn năng lực làm tốt trọng trách của bản thân.
  • Relevant (Phù hợp với mục đích chung): Mục tiêu của kế hoạch đưa ra tập trung để hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.
  • Timebound (Thời gian phải cụ thể): Lên một mục tiêu nhất định phải đặt một cột mốc thời gian cụ thể để thúc đẩy quá trình thực hiện hoàn thành nó, có thể trong vòng 1 năm, 2 năm.

Bước 2. Phân tích về thương hiệu và sản phẩm doanh nghiệp

Hiểu rõ về thương hiệu và chính sản phẩm của doanh nghiệp mình sẽ giúp ích lớn cho việc định hướng quá trình lập kế hoạch Digital Marketing trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

  • Đối với thương hiệu: Mô hình SWOT sẽ phân tích và đánh giá một cách tổng quan nhất về doanh nghiệp của bạn dựa trên các nhóm yếu tố sau:
  • S – Strengths (Điểm mạnh): Dựa trên tất cả nguồn thế mạnh về thương hiệu của doanh nghiệp mà bạn nhận thấy hoặc được người dùng feedback tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh chung ngành khác.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn đang cung cấp sản phẩm kem đánh răng thảo dược hết ê buốt răng được các chuyên gia đầu ngành kiểm nghiệm, đánh giá cao về tác dụng nó đem lại. Điều này cũng được người tiêu dùng khẳng định tích cực về giá trị nhận được sau khi sử dụng sản phẩm. 

  • W – Weaknesses (Điểm yếu): Lý do vì sao doanh nghiệp của bạn lại không tiêu thụ sản phẩm hơn đối thủ. 

Ví dụ: Có thể bên đối thủ đã nắm bắt cơ hội xâm nhập vào thị trường Tik tok, Instagram…ngay khi mới nổi, trong khi doanh nghiệp bạn vẫn bán hàng theo hình thức truyền thống.

  • O – Opportunities (Cơ hội): Xu hướng thị trường ngày nay là gì? Liệu doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng được điều gì hay không?

Ví dụ: Thế hệ nhân sự GenZ tại doanh nghiệp của bạn rất trẻ trung và năng động, bạn hoàn toàn có thể xây dựng kênh Tik tok riêng để tiếp cận nhiều đối tượng hơn về nhận diện thương hiệu doanh nghiệp thông qua đội ngũ nhân sự trẻ.

  • T – Threats (Thách thức): Những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, chúng có thể là những trở ngại khiến cho doanh nghiệp chậm phát triển.

Ví dụ: Xâm nhập vào thị trường mới Tiktok, doanh nghiệp sẽ phải mất một khoảng thời gian để nghiên cứu khách hàng cũng như sáng tạo nội dung sao cho phù hợp, thu hút người tiêu dùng.

  • Đối với sản phẩm: Tương tự như về thương hiệu, các dòng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn đẩy mạnh cũng cần dựa trên sự phân tích theo mô hình SWOT để có thể nắm rõ một cách tổng quát những ưu, nhược điểm và cách để khắc phục từng phân loại ngành hàng của doanh nghiệp mình. Có thể so sánh với ngành hàng cùng loại của bên đối thủ và bạn có thể dựa trên những nội dung sau:
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: Ở đây, bạn sẽ phải phân tích thật kỹ về các thành phần, chất liệu…để tạo nên sản phẩm, dịch vụ đó của bên mình và chúng có ưu thế gì khác so với đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra được điểm nhấn đặc biệt riêng khiến cho khách hàng bị hấp dẫn và thu hút quay lại sử dụng cho nhiều lần sau.
  • Tính năng ưu việt: Đây chính đặc điểm nổi trội của doanh nghiệp bạn mà có thể đối thủ không thể cạnh tranh ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Không phải là Samsung Galaxy Fold mà Royole FlexPai mới là chiếc điện thoại thông minh màn hình gập đầu tiên trên Thế giới vào năm 2018. Với chiếc smartphone này, người dùng cũng có thể trải nghiệm gập để sử dụng như một chiếc điện thoại thông thường.

  • Giá trị đem lại: Đây là những lợi ích mà khách hàng mong muốn nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc vì giá trị to lớn nào đó khiến cho khách hàng muốn được sở hữu sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Lập kế hoạch Digital Marketing cho doanh nghiệp của bạn phải thật sự tỉ mỉ, tập trung khai phá tất cả những thế mạnh mà doanh nghiệp mình có, bên cạnh đó giảm tối đa điểm yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải, nghiên cứu tình hình và nắm bắt cơ hội, chủ động chuẩn bị các kế hoạch dự phòng cho các mối đe dọa có thể xảy ra. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và tập trung hướng đến đích đến chung của doanh nghiệp bạn.

Bước 3. Phân tích về đối thủ cạnh tranh

Người xưa có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” bởi vậy hiểu được đối thủ cạnh tranh có thế mạnh gì, điểm yếu gì thông qua mô hình SWOT sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có những định hướng dài hạn mới trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là cách để giúp cho doanh nghiệp cải thiện về chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất nhằm phục vụ khách hàng với hiệu quả cao.

Để tiện lợi và thực tế hơn khi phân tích về đối thủ của doanh nghiệp, các bạn có thể áp dụng một trong số công cụ hỗ trợ phân tích trên Fanpage của đối thủ gồm:

  • Fanpage Karma: Bên cạnh quá trình phân tích về trang của doanh nghiệp mình, công cụ còn có thể phân tích trang của đối thủ và giúp bạn so sánh về các chỉ số.
  • Facebook Insights: Công cụ hỗ trợ phân tích chi tiết về số liệu bài viết và độ tương tác của các bài viết đó. Dữ liệu về đối tượng khách hàng của đối thủ sẽ cho bạn thấy nhân khẩu học và vị trí của họ. Từ đó, bạn sẽ nắm được khách hàng của họ có nhu cầu gì và những nội dung khiến cho họ bị thu hút.
  • Facebook Info and Ads: Nội dung đối thủ chạy bài quảng cáo sẽ được phân tích thông qua công cụ này, để từ đó doanh nghiệp của bạn biết cách làm sao tối ưu bài quảng cáo của mình một cách hiệu quả nhất.
  • Seoquake: Một người làm SEO thì không thể bỏ qua công cụ phân tích cơ bản này. Chúng có tác dụng trong quá trình SEO Onpage trên Website được hiệu quả.
  • Web Developer: Đây là công cụ giúp cho các SEOer check lại phần Heading, thẻ Alt và một số yếu tố quan trọng khi tối ưu trên Website. Công việc của Web Developer bao gồm viết mã HTML, CSS, JavaScript để thiết kế giao diện đẹp mắt, thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và tạo ra các tính năng tương tác trên trang Website. Người ta cũng sử dụng các ngôn ngữ lập trình back-end như PHP, Python hoặc Ruby để phát triển các chức năng phía máy chủ, kết nối với cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu nhập vào từ người dùng.

Ngoài ra, Web Developer cũng phải đảm bảo rằng trang Website tương thích tốt trên các trình duyệt và các thiết bị khác nhau bao gồm máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh và máy tính bảng, đảm bảo trang Website của doanh nghiệp bạn hoạt động nhanh chóng và tối ưu hóa để tăng trải nghiệm của người dùng. Đồng thời cũng phải đảm bảo tính bảo mật và an toàn của trang Website đó.

Bên cạnh đó, việc duy trì và nâng cấp trang Website để đảm bảo rằng chúng luôn được cập nhật các tính năng mới, vá các lỗi và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu của người dùng. 

Bước 4. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

xac dinh chan dung khach hang muc tieu cua doanh nghiep
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Bước tiếp theo vô cùng quan trọng trong quá trình lập kế hoạch Digital Marketing chính là việc xác định đúng về chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, tức là đối tượng mà doanh nghiệp bạn sẽ hướng tới để tiếp thị, để cung cấp những thông tin liên quan đến nhu cầu mà họ đang mong muốn. 

Việc nhắm đúng đối tượng khách hàng ngay từ những lần đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, đồng thời bạn có thể kiểm soát được hướng đang đi của doanh nghiệp trong bản kế hoạch là đúng đắn, từ đó tạo ra được doanh số cho doanh nghiệp bạn. Thông thường, để xác định được chân dung người khách hàng mục tiêu, các bạn sẽ phải tập trung vào 3 câu hỏi chính:

  • Who: Tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp tập trung vào sở thích, giới tính, tuổi tác, thu nhập, vị trí…chân dung họ càng chi tiết bạn sẽ dễ dàng nhận diện và tiếp cận gần hơn với họ.

Ví dụ: Đối tượng khách hàng của một doanh nghiệp chuyên thiết kế bất động sản là chủ doanh nghiệp muốn xây dựng Website để bán hàng và để quảng cáo.

  • What: Hãy liệt kê tất cả những đối tượng có chung sở thích trên câu hỏi Who ở trên, những đối tượng trên có thể hoặc không nhất thiết phải liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.
  • Why: Thu thập và liệt kê những lý do khách hàng lựa chọn sản phẩm doanh nghiệp mình mà không phải của đối thủ cạnh tranh và làm ngược lại.

Thông qua quá trình tổng hợp đủ bộ 3 câu hỏi trên, các bạn sẽ nhìn ra được chân dung tổng quát nhất về đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau khi đã hoàn thành câu hỏi 3W, bạn sẽ phân tích để đưa ra câu trả lời How trong bản kế hoạch cho doanh nghiệp của mình.

Bước 5. Lên chiến lược Digital Marketing cụ thể

Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới trong chiến dịch mục tiêu của mình, thì bây giờ là công việc cụ thể cho mỗi chiến lược Digital Marketing được tiến hành thực hiện trên nhiều hình thức truyền thông khác nhau.

Việc xây dựng chiến lược Digital Marketing phù hợp cho từng chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận mở rộng hơn đối với nguồn khách hàng tiềm năng và phủ sóng mức độ nhận diện thương hiệu tới nhiều đối tượng biết. Đây cũng được coi như một thành công bước đầu khi lập kế hoạch Digital Marketing. 

Một số hình thức mà Marketers sẽ áp dụng trong chiến dịch này như:

  • Search Engine Optimization
  • Email Marketing
  • Influencer
  • Social Media Marketing
  • Pay Per Click

Với mỗi một chiến dịch, sẽ có các hình thức tiếp thị dựa trên công cụ kỹ thuật số khác nhau phù hợp, nhiệm vụ của bạn làm sao để kết hợp chúng một cách mềm mại, từ đó giúp thúc đẩy doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu và thu về kết quả cao nhất.

Bước 6. Kế hoạch phân bổ tài chính 

Một trong những bước cực kỳ quan trọng trong việc lập kế hoạch Digital Marketing, có thể nói nó có mang tính khả thi nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào kế hoạch phân bổ tài chính cho các chiến dịch thế nào cho hợp lý. 

Khi lên bản kế hoạch cho doanh nghiệp, bạn cũng đã phải nghĩ ngay trong đầu về những con số dự kiến cụ thể cho việc triển khai các chiến dịch. Tuy nhiên, chi phí lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào những định hướng mà doanh nghiệp của bạn nhắm tới có thể là mở rộng thêm quy mô, hay chỉ tiêu về doanh số. Vậy nên, hãy phân bổ ngân sách cho doanh nghiệp của bạn sao cho cân đối với mục đích của từng kênh nền tảng truyền thông hướng tới.

Bước 7. Đo lường, đánh giá và tối ưu lại kết quả

Nhất định bạn phải nắm được cách đo lường kết quả công việc tại doanh nghiệp của mình sau khi thực hiện tất cả 6 bước trước đó trong bản lập kế hoạch Digital Marketing. Để nhận biết được quá trình triển khai có đạt kết quả tích cực hay không, hãy đặt ra những con số cụ thể về KPI cho bản kế hoạch này trên từng hạng mục chiến dịch. 

Sau khi đo lường, bạn chỉ cần so sánh và đánh giá lại chúng xem đã thực hiện được các chỉ tiêu nào, chỉ tiêu nào chưa hoàn thiện, tìm và chỉ ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc thiếu sót, hướng giải quyết vấn đề này như thế nào để có thể cải thiện nó một cách hiệu quả cho đến khi hoàn thiện mục tiêu cuối cùng và cũng cần phải rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần kế tiếp trong tương lai. 

Kết luận

Bài chia sẻ trên đây của chúng tôi với chủ đề hướng dẫn lập kế hoạch Digital Marketing thông qua 7 bước cụ thể và vô cùng chi tiết. Với kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp trên đây, hy vọng sẽ giúp cho các bạn Marketer có thể xây dựng cho doanh nghiệp của mình một bản kế hoạch phù hợp với từng hạng mục chiến dịch Digital Marketing, nhằm thu hút và tiếp cận thêm đến nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, cũng có thể khẳng định được vị thế thương hiệu của doanh nghiệp mình trên thị trường nói chung và đối với các đối thủ cạnh tranh nói riêng. 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan