Digital Marketing là gì? 6 kỹ năng không thể thiếu dành cho Marketers khi bước chân vào ngành

Đăng bởi: Thảo Vy
Tháng Mười 24, 2022

Sự tiến bộ và đột phá của công nghệ đã tạo nên “vòng xoáy” chuyển dịch các ngành nghề, lĩnh vực, mà ở đó Marketing là ngành có sự thay đổi to lớn trong cách tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng của họ. Nó có một cái tên gọi khác là Digital Marketing

Ngày trước, khi nhắc về khái niệm Marketing chúng ta sẽ dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh báo giấy, TV, bảng quảng cáo,…. Chúng thường dễ ghi nhớ và mang tính bền vững tuy nhiên lại hạn chế về mặt tương tác với khách hàng, điều này dẫn đến các doanh nghiệp không thể biết rõ phản ứng hay đo lường cụ thể mức độ hứng thú của khách hàng với chiến dịch, sản phẩm của mình.

Với Digital Marketing, sự hạn chế về mặt tương tác được giảm thiểu đáng kể thông qua các kênh Social Media như Facebook, Instagram,….Các công cụ Digital cũng hỗ trợ ghi nhận lại phản ứng của người dùng trên nền tảng truyền thông và chuyển đổi thành số liệu cụ thể. Điều này giúp đo lường chính xác tính hiệu quả các chiến dịch và đưa ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề hình thành nên Digital Marketing.

Vậy một Digital Marketers “xịn” cần có những kỹ năng gì? Để giúp các bạn có cái nhìn rõ nét về ngành nghề đầy tiềm năng này cùng những kỹ năng cần thiết khi bước chân vào Digital Marketing.  ATZ đã tổng hợp và chia sẻ kiến thức ở bài viết dưới đây, chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Digital Marketing là gì?

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa liên quan đến lĩnh vực Digital Marketing, sự khác nhau giữa các ý kiến có thể gây khó khăn trong việc tiếp cận và nhìn nhận thông tin một cách chính xác. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mơ hồ, thiếu định hướng về ngành và hướng đi cho bản thân của các Marketers mới vào nghề. 

Nhưng nhìn chung Digital Marketing là các hoạt động marketing, trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng Digital như Instagram, Facebook, Twitter, Youtube, Grab, Baemin, …

Digital Marketing là sử dụng phương tiện kỹ thuật số để tiếp cận, tương tác với khách hàng trong môi trường kỹ thuật số bao gồm cả online và offline nhằm đo lường hành vi khách hàng trên Digital một cách real-time để hiểu, đánh giá và đề xuất giải pháp cho hoạt động marketing. 

Công việc của một người làm Digital Marketing.

Cong viec cua mot nguoi lam Digital Marketing
Công việc của một người làm Digital Marketing.

Vậy công việc của người trong “ngành”- một Digital Marketer xoay quanh những gì?

Digital Marketing đang là một trong những ngành mới mẻ và được cho là đầy tiềm năng trong thời đại công nghệ số. Việc phân rõ vị trí và công việc của mỗi cá nhân rất cần thiết, điều này giúp họ hiểu rõ vai trò, định hướng của bản thân từ đó trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong công việc và cái nhìn tổng quan về ngành.

 Dưới đây là một số vị trí phổ biến trong ngành Digital Marketing:

  • SEO (Search Engine Optimization)
  • Content Marketing
  • Social Media 
  • Digital Marketing Executive
  • Email Marketing
  • Advertising 
  • Data Analytics

Tuy nhiên, Digital Marketing hướng đến các kênh, nền tảng kỹ thuật số để truyền tải thông điệp đến với khách hàng nên hầu hết các vị trí đều được thực hiện thông qua các channel trên Digital. Vì thế sẽ có những đầu việc chung mà mỗi Digital Marketers cần nắm bắt và thực hiện như:

  • Xác định, phân tích và tìm ra insight của nhóm đối tượng tiềm năng, xác định mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
  • Xây dựng chiến lược Marketing, truyền thông với mục tiêu tiếp cận các nhóm khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số.
  • Lên kế hoạch, triển khai và theo dõi tính hiệu quả của các chiến dịch trên các nền tảng Digital như: Facebook, Google, Zalo,…
  • Xác định hình thức Marketing phù hợp với doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch nên hướng tới: SEO/SEM, Social Media,, Online Advertising, Email Marketing, Affiliate Marketing,…
  • Viết báo, đo lường số liệu, tổng hợp lại nội dung khi kết thúc chiến dịch và rút ra bài học, kinh nghiệm cho những chiến dịch sau.
  • Phối hợp với các bộ phận, phòng ban để xây dựng chiến lược dựa trên những mục tiêu chung và bảo đảm tính liên kết, hiệu quả của chiến dịch.

Những kỹ năng cần có để trở thành một người làm Digital Marketing chuyên nghiệp

Nhung ky nang can co de tro thanh Digital Marketers
Những kỹ năng cần có để trở thành Digital Marketers.

Với sự đa dạng trong công việc và mở rộng của các mảng dẫn tới nhu cầu ngày càng cao của ngành Digital Marketing, đòi hỏi người làm “ngành” luôn phải trau dồi kiến thức cùng nhiều kỹ năng. Vậy cần bao nhiêu kỹ năng để trở thành một Digital Marketer?

Để trở thành một dân chuyên trong chiếc ngành rộng lớn – Digital Marketing thì cần rất nhiều yếu tố và thời gian. Nhưng có những kỹ năng bắt buộc mà bất cứ Digital Marketers nào cũng cần trau dồi và hiểu rõ để trở nên “xịn” hơn. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà ATZ đã tổng kết, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

  • Kỹ năng “bắt” xu hướng
  • Kỹ năng đọc, phân tích số liệu
  • Xây dựng mindset về content
  • Góc nhìn về UX
  • Kỹ năng tự học và research
  • Hiểu về bản chất kênh và process của ngành marketing

1. Kỹ năng “bắt” trend xu hướng.

Ky nang bat nhip xu hương qua Google Trends.
Kỹ năng “bắt” nhịp xu hướng qua Google Trends.

Marketing là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén về sự thay đổi. Điều này đòi hỏi Marketers cần thật sự hiểu và nắm bắt nhanh chóng về các xu hướng như: lối sống, thời trang, giải trí, công nghệ,….

Kỹ năng nắm bắt trend xu hướng, quy mô thị trường giúp người trong ngành có góc nhìn rõ nét nhằm đưa ra chiến dịch cạnh tranh với đối thủ, theo kịp tâm lý và chạm vào điểm “nhạy” của khách hàng từ đó linh hoạt hơn khi đề ra các chiến dịch thu hút.

Một số công cụ như Google Trends, Google Alerts,…chính là chìa khóa vàng hỗ trợ Marketers xác định nội dung, từ khóa nổi bật nhằm nắm bắt tâm lý khách hàng và tìm ra trend phù hợp với thương hiệu.

2. Kỹ năng đọc và phân tích số liệu.

Ky nang doc va phan tich so lieu
Kỹ năng đọc và phân tích số liệu.

Phần lớn các hoạt động Digital Marketing được diễn ra ở nền tảng số. Các Marketers sẽ cần thành thạo một số tools để phân tích, theo dõi dữ liệu. Điều này không có nghĩa là họ phải thành thạo tất cả các kĩ năng như một chuyên viên phân tích dữ liệu nhưng họ cần nắm bắt được một số chỉ số cơ bản để nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết, hiểu rõ nguyên nhân vấn đề từ các “ con số biết nói” nhằm đúc kết được trọng tâm cần chú ý để xây dựng chiến lược.

3. Xây dựng mindset tốt về marketing. 

Trong ngành Marketing, Mindset được ví như phần chìm của tảng băng nổi, là thứ tác động đến hướng đi, sự nghiệp của người trong ngành. Vậy mindset thật sự là gì mà có tầm ảnh hướng đến như vậy?

Mindset về content ảnh hưởng rất lớn đến mỗi Marketer khi bước chân vào ngành Digital Marketing. Việc xây dựng một mindset tốt và hệ thống giúp Marketers xác định rõ mục tiêu, nhu cầu bản thân, hướng đi của doanh nghiệp.

Từ đó hình thành góc nhìn tổng quan về doanh nghiệp, đối thủ, xác định rõ những cơ hội cùng bất lợi phía thị trường. Qua đó Marketers sẽ xác định được hướng phát triển cho bản thân mà không rơi vào lối tư duy rời rạc hay chạy theo số đông.

Một thực trạng về ngành Digital Marketing hiện nay là rất nhiều bạn trẻ chọn hướng vào ngành  qua các khóa học về Facebook, SEO, Google Ads,… mà không hiểu rõ bản chất thị trường hay bản thân có điểm gì phù hợp với ngành để phát huy từ đó rơi vào tình trạng lãng phí thời gian mà không thực sự nhận được thành quả.

4. Góc nhìn về UX.

Goc nhin ve UX trong nganh Marketing.
Góc nhìn về UX trong ngành Marketing.

UX (User Experience) là thuật ngữ khá phổ biến trong ngành Marketing. UX được hiểu là trải nghiệm người dùng về sản phẩm của doanh nghiệp, nó có thể là một website, buổi mua sắm, sản phẩm,..mà doanh nghiệp cung cấp. 

Ngoài ra, UX còn quan tâm đến độ load của một trang web, nội dung được phân bổ và cấu trúc menu, link internal trên website hay thậm chí là các chức năng ở web và cách để cá nhân hóa.

Việc xây dựng góc nhìn về UX khiến Marketers đặt mình vào vị trí khách hàng giúp họ thấu hiểu, lắng nghe và đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng của mình từ đó đem đến trải nghiệm tốt nhất và tạo ra trải nghiệm mua hàng tuyệt vời cho người dùng.

5. Kỹ năng tự học và research.

Với tính chất đòi hỏi sự năng động, nhạy bén của Marketing, kỹ năng tự học và research là một phần không thể thiếu khi định hướng tiếp xúc lâu dài với ngành. 

Đây là chìa khóa “ vàng” giúp Marketers cải thiện khả năng chuyên môn, cập nhật kiến thức một cách chủ động, linh hoạt trong các vấn đề, đặc biệt là đem đến góc nhìn riêng biệt và độc đáo qua việc chủ động trong môi trường đầy cạnh tranh và áp lực.

6.Hiểu bản chất và thiết lập quy trình của ngành Marketing.

Hieu ban chat va thiet lap quy trinh cua nganh Marketing.
Hiểu bản chất và thiết lập quy trình của ngành Marketing.

Một quy trình Marketing cần trải qua rất nhiều bước để tạo ra giá trị cho khách hàng và lợi nhuận về doanh nghiệp nên việc có một quy trình cụ thể và hiểu rõ bản chất là điều rất quan trọng. 

Nó hỗ trợ doanh nghiệp lên các chiến lược có tính liên kết, đồng nhất để chạm đến khách hàng tiềm năng của họ. 

Khi gặp các vấn đề trong tiến trình thực thi, việc hiểu rõ bản chất sẽ là chìa khóa giúp Marketers nhìn lại, tìm ra lỗi và khắc phục nó. 

Các công cụ trong “ngành” mà Digital Marketers thường sử dụng.

Cac cong cu trong nganh mà Digital Marketers thuong su dung.
Các công cụ trong “ngành” mà Digital Marketers thường sử dụng.

Nếu nói Marketers là các chiến binh trong môi trường số hóa thì kỹ năng và công cụ chính là là vũ khí của họ. Các công cụ Digital Marketing đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc chinh phục “ trái tim” của các “khách hàng số”.

Dưới đây là một số công cụ phổ biến nhất mà các Digital Marketers thường dùng, cùng ATZ xem bạn quen thuộc với bao nhiêu công cụ nhé!

  • All in One SEO – hỗ trợ tối ưu SEO cho trang web.
  • Ahrefs – phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu từ khóa.
  • Proof – quản lý lượt truy cập của khách hàng.
  • Google Search Console – hỗ trợ trang web thân thiện với công cụ tìm kiếm.
  • Canva Business – công cụ thiết kế đơn giản, nhanh chóng cho người không chuyên.
  • Google Analytics – đo lường, theo dõi lượng truy cập ở web.
  • Google Adwords – cung cấp dịch vụ quảng cáo trả tiền cho doanh nghiệp.

Chia sẻ góc nhìn cá nhân về “chiếc ngành” đầy thú vị này.

Kỹ năng trong ngành Marketing cũng giống như chiếc cần câu trong tay ông lão đánh cá vậy ông lão sẽ khó có nhiều cá nếu thiếu cần câu và Marketers cũng khó có thể “xịn” nếu thiếu kỹ năng. Vì thế việc trau dồi kĩ năng chính là chìa khóa quan trọng để phát triển trong ngành Digital Marketing – lĩnh vực luôn đề cao tính học hỏi, chủ động, linh động để phát triển.

Chắc hẳn sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy áp lực hay nghi ngờ về bản thân khi không thể nhanh chóng bắt kịp với tốc độ dịch chuyển của Marketing.  Tuy nhiên bạn đừng nản lòng nhé! Bởi để hoàn thiện bản thân và phát triển cần rất nhiều thời gian và nỗ lực.

Sau những chia sẻ phía trên, ATZ hy vọng có thể phần nào giúp ích cho bạn trên con đường bước chân vào “chiếc ngành” đầy thử thách nhưng cũng nhiều thú vị này!

Thảo Vy

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận