UX là gì? 10 yếu tố nâng cao trải nghiệm người dùng

Đăng bởi: ATZ
Tháng Tám 5, 2022
yeu to nang cao trai nghiem nguoi dung

Chìa khóa quan trọng nhất để website vừa tăng thứ hạng SEO vừa khiến người dùng hài lòng, từ đó lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn là nâng cao trải nghiệm người dùng.

Từ hành trình lướt web của khách hàng đến chuyển đổi hành động mua sắm đều phụ thuộc vào tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) cho các ứng dụng trên website và các thiết bị di động. Do đó, đây chính là lý do mà việc tối ưu UX được những người thiết kế web chuyên nghiệp đặt lên hàng đầu.

Vậy UX là gì và làm thế nào để có thể nâng cao trải nghiệm người dùng? ATZ sẽ làm rõ trong bài viết dưới đây!

UX là gì?

UX (User Experience) là một thuật ngữ để nói về những đánh giá, cảm nhận và trải nghiệm của người dùng khi sử dụng và tương tác với website.

Trải nghiệm này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như sự tương tác qua lại giữa người dùng và máy tính, quyền sở hữu sản phẩm, tình cảm, kinh nghiệm, … Do đó, người tạo ra ứng dụng này cần đảm bảo các yếu tố về mục tiêu tiếp cận với khách hàng, từ đó tạo nên tương thích giữa con người và ứng dụng.

UX thường chú trọng vào hành trình của khách hàng trên website, hành vi truy cập của họ hay cấu trúc website. Tuy nhiên, ngoài việc thiết kế một trang web bắt mắt người dùng, UX còn phải chú ý đến tính khả dụng, chức năng, giao diện website và cả chiến lược Content chuẩn SEO nữa để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

10 yếu tố nâng cao trải nghiệm người dùng

Để cải thiện tốt trải nghiệm của người dùng, tăng tỉ lệ Time On Site dưới đây là 10 cách mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng các khoảng trắng (White space) tạo cảm giác thoải mái khi trải nghiệm

Nhiều người cho rằng không nên để khoảng trắng xuất hiện trên trang web vì nó không có tác dụng gì và chỉ làm website thêm trống rỗng. Tuy nhiên, nhiều website không sử dụng các khoảng trắng để chèn dịch vụ quảng cáo vì các khoảng trắng này rất cần thiết trong thiết kế. Thử nghĩ xem, nếu trong một không gian trang web bị chèn quá nhiều chữ thì sẽ khiến người xem bị rối mắt.

Khoảng trắng được chia làm 2 loại:

  • Khoảng trắng chủ động: Đây là những đoạn trống được người thiết kế tạo ra để nhằm các mục đích như mở rộng website, tập trung nhấn mạnh vào các yếu tố quan trọng, làm nghỉ mắt người đọc để dẫn họ đến các nội dung khác.
  • Khoảng trắng bị động: Những khoảng trống xung quanh bên ngoài của trang, do dàn trang không để ý chứ không liên quan đến ý đồ của người thiết kế.

Ví dụ: Với bố cục của Sara Dunn, ngay từ đầu trang đã có rất nhiều khoảng trắng giúp người dùng tập trung và bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tất cả nội dung cùng nằm trên một trang để người dùng không phải kéo xuống thì bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Ưu tiên các nội dung chính và quan trọng lên đầu.
  • Sử dụng thêm các khoảng trống ở xung quanh để mang lại không gian thoáng đãng, cải thiện mức độ đọc, hiểu.

Liệt kê các thông tin quan trọng bằng việc bôi đậm hoặc gạch đầu dòng

boi dam cac thong tin quan trong
Bôi đậm các thông tin quan trọng

Theo nhiều nghiên cứu, khi người dùng lướt trang web của bạn trong 5s mà không tìm thấy thông tin cần thiết, họ sẽ sẵn sàng thoát ra ngay. Do đó, để giúp người dùng dễ dàng có được thông tin họ cần trong thời gian ngắn, bạn nên gạch ngang hoặc sử dụng các hoa thị đầu dòng, đặc biệt là các thông tin:

  • Những lợi ích vượt trội mà sản phẩm bạn mang lại.
  • Cách để giải quyết vấn đề, nỗi đau của khách hàng.
  • Các thông tin quan trọng của sản phẩm/dịch vụ.

Đặc biệt, bạn có thể sử dụng các icon để thỏa thức sáng tạo và làm nổi bật nội dung muốn mang đến cho người dùng.

Chú ý đến tối ưu tốc độ tải trang

Người dùng lướt web với mong muốn tìm kiếm được thông tin và được giải đáp một cách sớm nhất. Do đó, nếu page của bạn load quá lâu, điều này sẽ gây nên sự khó chịu cho người dùng và khiến họ thoát trang.

Để kiểm tra tốc độ load trang và đề xuất giải pháp khắc phục, bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights của Google. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất để có thể tối ưu tốc độ tải trang là tối ưu hình ảnh trước khi upload lên website. Bạn có thể tối ưu theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Thay đổi kích thước hình ảnh phù hợp với giao diện của website

Bạn có thể sử dụng phần mềm Canva để lựa chọn kích thước hình ảnh chính xác nhất. Một số kích thước chuẩn mà bạn có thể áp dụng:

Kích thước ảnh sản phẩm trong danh mục: 300 x 300 hoặc 300 x 400px

Kích thước ảnh feature image của blog: 1200 x 628px

Kích thước hình minh họa trên blog article: 700 x 400px

Kích thước banner/slider landing page: 1360 x 540px

  • Bước 2: Giảm dung lượng hình ảnh bằng cách nén ảnh

Khi nén ảnh, bạn sẽ không làm thay đổi kích thước hình ảnh nhưng sẽ làm giảm dung lượng đến 80% , từ đó tốc độ tải trang được nhanh hơn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ nén ảnh như: Compressor.io, Tinypng, Imagecompressor, …

  • Bước 3: Upload lên website

Sau khi bạn đã tối ưu xong hình ảnh, bạn chỉ cần upload lên website là xong.

Đặt các CTA (Call to action) thu hút, đúng vị trí

dat cac CTA thu hut
Đặt các CTA thu hút

Một website không có CTA thu hút thì rất khó để giữ chân người dùng. Do đó, để làm nổi bật nút CTA, bạn lưu ý 2 yếu tố sau:

  • Sử dụng màu sắc: Theo tâm lý học, mỗi màu sắc sẽ thể hiện một thông điệp khác nhau. Tận dụng các màu phối hợp với nhau tạo cảm giác thân thiện, tạo sự hứng thú cho người dùng khi trải nghiệm trên trang.

Ví dụ: Màu đỏ thường thể tạo ra cảm giác mạnh mẽ, khẩn cấp. Vì vậy bạn có thể sử dụng để thôi thúc khách hàng trong những đợt giảm giá, sale, …Màu xanh thường mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái nên thường được dùng trong các dịch vụ nghỉ dưỡng hoặc spa.

  • Sử dụng từ ngữ: Để tạo một CTA mạnh mẽ và thu hút người dùng, bạn có thể sử dung quy tắc 3S là Simple (đơn giản), Specific (cụ thể) và Strong (mạnh mẽ).

Mẹo viết CTA hiệu quả:

  • Không viết quá dài, càng ngắn càng tốt.
  • In hoa, in đậm hoặc đổi màu CTA, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá gây rối mắt cho người dùng.
  • Ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, trực tiếp yêu cầu hành động của người dùng như: Đăng ký, để lại email, nhận tài liệu, mua hàng, …
  • Đặt lợi ích người dùng lên làm yếu tố trọng tâm.

Lựa chọn những hình ảnh thông minh, độc quyền.

Sử dụng hình ảnh không có bản quyền, ăn cắp của người khác hay có thể tái sử dụng khiến giảm độ uy tín trên trang web của bạn.

Ví dụ: Khi sản phẩm của bạn đang hướng đến đối tượng mục tiêu là dành cho người Châu Á nhưng lại sử dụng hình ảnh của người Châu Âu. Khả năng cao người Châu Á sẽ phớt lờ trang web của bạn vì họ nghĩ rằng sản phẩm/dịch vụ này đang hướng đến người Châu Âu.

Vì vậy, bạn cần những yêu cầu này để giải quyết vấn đề:

  • Lựa chọn các hình ảnh phù hợp với mục đích truyền tải hoặc hình ảnh “chính chủ”.
  • Chỉnh sửa nội dung hình ảnh liên quan đến bài viết.

Tạo Hyperlink nổi bật, liên kết với nhau.

Hyperlink là những từ liên kết trang này sang trang khác, có thể trong cùng một web hoặc dẫn đến một website khác. Nó có tác dụng giúp người dùng có thể tìm kiếm các thông tin liên quan mà không cần mất thời gian vào tab khác. Để giúp Hyperlink nổi bật khiến người dùng dễ dàng nhận thấy và click vào link đó, bạn có thể làm theo các cách sau:

  • In đậm, đổi màu hoặc gạch chân cho Hyperlink.
  • Tự động gạch chân (underline) cho dòng Hyperlink.

Viết nội dung và thiết kế headline cuốn hút

viet noi dung va headine cuon hut
Viết nội dung và thiết kế headline cuốn hút

Vì headline sẽ tiếp cận với khách hàng đầu tiên nên việc viết một headline ấn tượng sẽ giúp tạo được sự chú ý đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Dưới đây là các cách để viết một headline thu hút và chuẩn SEO:

  • Có độ dài từ 6-10 từ và tiếp cận thẳng vấn đề đến người dùng.
  • Sử dụng những cụm từ kích thích sự tò mò như: thật ngạc nhiên, không thể thiếu, hoàn toàn miễn phí, cực thú vị, …
  • Sử dụng các con số để bài viết có cấu trúc và dễ đọc hơn.
  • Đúng với vấn đề khách hàng đang gặp phải và giải quyết nỗi đau của họ như: chỉ dành cho bạn, bí mật, đột phá, …
  • Sử dụng các từ khóa để tăng thứ hạng SEO.

Tạo trang web tương thích với thiết bị di động và có độ phản hồi cao

Google luôn muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nên với những website không tương thích với các thiết bị di động sẽ không được đánh giá cao. Do đó, website của bạn bắt buộc phải thân thiện với thiết bị di động và dễ dàng điều hướng người dùng cho dù họ có dùng desktop, tablet hay mobile.

Những lợi ích mang lại khi website của bạn tương thích với di động:

  • Giúp trang web của bạn hiển thị tốt trên mọi thiết bị của người dùng.
  • Trang web tương tác tốt hơn với người dùng.
  • Tạo được sự thuận tiện cho người dùng, không phải zoom ra để đọc nội dung web.
  • Tăng thứ hạng cho website nhờ sự đánh giá của Google.

Tạo sự thống nhất và đồng bộ giữa các trang

Sự thống nhất giữa các trang trong website cho người dùng biết rằng họ vẫn ở trên cùng một trang web khi dạo quanh một hồi. Đây cũng là yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Với một website, chúng ta cần đồng bộ các yếu tố: Pallet màu, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách, loại nút CTA, …

Khắc phục lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

khac phuc loi 404
Khắc phục lỗi 404

Ngoài việc trang web load chậm thì không tìm thấy trang cũng là lỗi khiến người dùng hụt hẫng, thậm chí là khó chịu vì đã mất thời gian vô ích. Do đó, nếu website của bạn mắc phải lỗi 404 này, người dùng sẽ thoát ra ngay lập tức và họ có xu hướng sẽ không bao giờ truy cập vào trang web của bạn nữa.

Bạn nên sử dụng Google Search Console để kiểm tra xem website của mình có bị gặp phải lỗi này hay không.

Bên cạnh đó, bạn có thể sáng tạo ra giao diện hài hước khiến người dùng bật cười mặc dù gặp lỗi 404 trên trang web của bạn.

Trên đây, ATZ đã giúp bạn khám phá ra 10 tiêu chuẩn để nâng cao trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Với những mẹo này, hi vọng bạn có thể cải thiện trang web của mình một cách tốt nhất để đem đến sự hài lòng cho người dùng cũng như giúp tăng thứ hạng SEO trên website của bạn!

 

ATZ
Với ATZ Agency, giải pháp Marketing trên hệ thống Digital. Chúng tôi tập trung vào những gì cần thiết và cốt lõi, đồng hành cùng doanh nghiệp

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận