5 chỉ số KPI cho Content Marketing để đo lường hiệu quả website

do luong hieu qua content marketing

Để có một chiến dịch truyền thông hiệu quả, mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều hướng đến việc đầu tư vào Content Marketing. Tuy nhiên, theo khảo sát, hơn 45% marketers không biết cách đo lường hiệu quả Content do họ làm ra và cải thiện chúng.

Để kiểm tra Content của mình có hoạt động hiệu quả hay không, nội dung mình chia sẻ có đem đến hữu ích và được người dùng đón nhận hay không là những trăn trở mà mỗi người làm marketing đều quan tâm. Vậy làm sao để biết được điều này? Dưới đây là những tiêu chí cũng như phương pháp phân tích, đo lường Marketing số hiệu quả mà bạn cần phải nắm rõ.

Tiêu chí đo lường hiệu quả Marketing và KPI cho Content Marketing

Dựa vào mục tiêu doanh nghiệp đặt ra

Để đo lường hiệu quả Marketing, bạn cần biết mục tiêu bài viết bạn muốn truyền tải là gì? Thường sẽ có 3 mục tiêu chính:

  • Mục tiêu kinh doanh (Business Objective): Hiệu quả tốt về kinh doanh, mục tiêu về số, thu về bao nhiêu đơn hàng, thu về bao nhiêu lượt click vào nút mua hàng.
  • Mục tiêu truyền thông (Communication Objective): Thay đổi nhận thức người dùng, sau khi triển khai chiến dịch và publish content, bạn mong muốn người dùng sẽ có suy nghĩ, và thay đổi suy nghĩ cảm nhận gì.
  • Mục tiêu marketing (Marketing Objective): Sự thay đổi về hành vi, sau khi Content bạn triển khai bạn mong muốn người dùng thể hiện qua những hành vi gì? Muốn họ mua hàng? Muốn họ tìm kiếm một kênh nào đó nhiều hơn. Hiểu đơn giản là hành động gì sau khi người dùng đọc nội dung mình triển khai.

Trong một chiến dịch Content Marketing, dường như các sếp hay quan tâm đến doanh thu, doanh số và xem đây là chỉ tiêu quan trọng nhất vì tất cả các chỉ số đo lường website hay biện pháp phân tích khác đều hướng đến mục tiêu là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Sự thật là còn phụ thuộc vào mục tiêu bài viết đó đặt ra là gì? Đôi khi chỉ tăng về mức độ nhận biết thương hiệu, bạn nên chứng minh cho sếp biết thông qua các KPI cho Content Marketing cụ thể hơn.

Mức độ nhận diện thương hiệu (brand awareness)

nhan dien thuong hieu, KPI cho content marketing
Nhận diện thương hiệu, KPI cho content marketing

Để tạo được ấn tượng tốt và giữ vững mối quan hệ với khách hàng, bạn cần lên một chiến lược Content Marketing nổi bật, hấp dẫn và quan trọng nhất là cung cấp những thông tin có giá trị cho người dùng. Những điều này tạo nên khả năng nhận diện thương hiệu và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu đó.

Các chỉ số đo lường mức độ hiệu quả Marketing dựa vào mức độ khách hàng có nhận diện được thương hiệu của bạn thường thông qua traffic (lưu lượng truy cập), page views (số lượt xem trang), lượt click, các hoạt động trên mạng xã hội.

Sự trung thành với thương hiệu

Để tạo ra sự gắn kết giữa thương hiệu và người dùng, đồng thời duy trì mối quan hệ và giữ họ quay lại, bạn cần chú ý và theo dõi đến tất cả những hoạt động, xu hướng và chiến thuật của họ và cung cấp những nội dung mà họ đang tìm kiếm.

Sự trung thành của khách hàng với thương hiệu được đánh giá qua bounce rate (tỉ lệ thoát trang), time on page (thời gian trên trang) hay số lượng người đăng ký nhận newsletter, hoặc sâu hơn nữa là tỉ lệ users return. 

Nếu tỉ lệ thoát trang thấp, thời gian trên trang lâu chứng tỏ content bạn mang lại có giá trị cho người dùng. Các chỉ số này cũng đóng vai trò quan trọng quá trình làm SEO.

Sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp

su tuong tac voi khach hang
Sự tương tác với khách hàng

Một nội dung thành công không đơn thuần là chia sẻ nội dung một chiều mà là tạo ra những cuộc đối thoại để giúp khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp. Bạn có thể tạo nên sự tương tác bằng nhiều cách như gửi những thông tin quan trọng như chính sách bảo hành, ship hàng, …đến email hoặc số điện thoại cho người dùng; xây dựng các chương trình khuyến mãi hay gửi món quà tri ân. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng như Sage CRM, Salesforce hay ZOHO, …để có thể dễ phân loại và chăm sóc khách hàng theo từng nhóm mục tiêu.

Một vài tài liệu hay mẹo hay muốn gửi đến khách hàng mong muốn cho đi, cho khách nhận được giá trị nhiều hơn. Để khách cảm được sự kết nối giữa doanh nghiệp với họ.

Bạn có thể theo dõi được lượng tương tác thông qua số lượng like, share, comment bài viết.

Khách hàng tiềm năng (leads)

Đây là những đối tượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ và có khả năng cao sẽ mua hàng sau chiến dịch Marketing.

Để tạo ra được lượng khách hàng tiềm năng thông qua Content Marketing, bạn cần tìm hiểu về khách hàng, họ là ai và những điều họ mong muốn là gì, sau đó có kế hoạch xây dựng nội dung hấp dẫn, thu hút. Bên cạnh đó, bạn có thể tiếp xúc và phân khúc các đối tượng khách hàng tiềm năng bằng các công cụ tiếp thị trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn hay Twitter, …

Có thể nói đây dường như là một KPI quan trọng nhất trong quá trình làm marketing, nếu đạt được thường rất được các sếp ưu ái. Một Pop-up, một Form được hiện lên trong quá trình khách hàng trải nghiệm trên trang tạo sự thân thiết, hướng đến việc khách sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình.

5 chỉ số đo lường website trong Google Analytics

Traffic (lượng truy cập)

Với những người làm Content Marketing, số lượng người truy cập trên website là yếu tố giúp bạn biết những người ghé thăm và quan tâm đến bài viết của bạn đang làm gì. Họ đến từ đâu? Có tiếp cận nội dung của bạn một cách tự nhiên hay không hay họ có đang được giới thiệu đến nội dung của bạn từ các trang mạng xã hội khác hay không?

Một công cụ để bạn có thể xem xét các chỉ số traffic phân phối trên mạng xã hội một cách chi tiết là Google Analytics. Qua công cụ này, bạn có thể biết được lượng truy cập theo thời gian được cải thiện như thế nào hay kênh mang nhiều người dùng nhiều nhất đến trang web của bạn.

Cách xem: Acquisition (thu nạp) > All traffic (tất cả lượng truy cập) > Source/Medium (nguồn/phương tiện).

traffic (luong truy cap)
Traffic (lượng truy cập)

Page views (số lần xem trang)

Dựa vào Traffic, bạn có thể biết được số lượng người đã ghé thăm blog hay website của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể biết được họ đang làm gì và có thực sự quan tâm đến những thông tin mà bạn đem đến hay không.

Dựa vào Page Views, bạn dễ dàng nhận biết được trải nghiệm người dùng đang như thế nào. Khi Page Views càng tăng chứng tỏ người dùng đang quan tâm đến giá trị bạn đem lại và có sự gắn kết với website hơn. Bạn cũng dựa vào công cụ Google Analytics để đo lường số lần xem trang của người dùng nhé.

Cách xem: Behavior (hành vi) > Site content (nội dung trang web) > Landing Page (trang đích).

page views (so lan xem trang)
Page views (số lần xem trang)

Thời gian người dùng trên trang (Time on page)

Bạn cần theo dõi yếu tố Time on page thường xuyên để có thể xác định được những từ khóa thu hút độc giả ở từng trang cụ thể. Nếu nội dung thu hút người dùng, họ sẽ ở lại trang lâu còn khi họ chỉ ở lại trong vài giây, lúc này bạn cần xem lại chất lượng nội dung của bài viết.

Với những trang chứa nhiều hình ảnh, video, infographic thường có Time on page cao hơn những nội dung đơn thuần vì người dùng thường quan tâm đến những nội dung trực quan. Do đó, đây là những điều bạn cần áp dụng để có một chiến lược Content Marketing hiệu quả. Tương tự, bạn cũng sử dụng Analytics để theo dõi chỉ số này nhé.

Cách xem: Audience (người dùng) > Overview (tổng quan) -> Avg Session Duration

thoi gian tren trang (time on page)
Thời gian trên trang (Time on page)

Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Đây là chỉ số cho biết số lượng người dùng vào trang web của bạn và lập tức rời đi, không tương tác hay xem tiếp nội dung khác. Khi nhìn vào chỉ số này, bạn có thể biết được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, chính là những người ở lại trang một thời gian cụ thể và có các hoạt động tương tác khác để tập trung vào họ.

Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thoát trang trên website quá cao, bạn cần tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) cho nội dung để đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Cách xem: Acquisition (thu nạp) > All Traffic (tất cả lưu lượng truy cập) > Channels (kênh)

bounce rate (ty le thoat trang)
Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Số lần hiển thị và CTR

Ngoài Traffic và hành vi người dùng, số lần hiển thịtỷ lệ click chuột cũng là một chỉ số cần theo dõi và đo lường trong chiến dịch Content Marketing. Điều này sẽ cho biết rằng liệu những từ khóa nội dung của bạn đang xếp hạng trên công cụ tìm kiếm có thực sự chuyển sang hiển thị và nhấp chuột trong tìm kiếm không phải trả tiền hay không. Để theo dõi chỉ số này, bạn sử dụng công cụ Google Search Console nhé.

Cách xem: Performance (hiệu suất) > Truy vấn

so lan hien thi va CTR
Số lần hiển thị và CTR

Kết luận hiệu quả đo lường Content Marketing

Từ những chỉ số trên đây, chúng ta có thể thấy rằng những người làm Content Marketing có quá nhiều dữ liệu để đo lường và cải thiện nội dung của mình. Do đó, một trong những lý do khiến chiến dịch Content không hiệu quả là bạn không biết cách để theo dõi và cấu trúc dữ liệu một cách chính xác nhất.

ket luan hieu qua do luong content marketing
Kết luận hiệu quả đo lường Content Marketing

Tuy nhiên, số lượng người truy cập chỉ là một phần và không quyết định nhiều đến chất lượng content của bạn. Vì vậy, ngoài nội dung ra, bạn cần tập trung vào yếu tố chất lượng để có cái nhìn tổng quát nhất về những gì đang xảy ra, từ đó có kế hoạch phát triển tiếp theo và đừng quên ba mục tiêu ban đầu đặt ra trong quá trình làm marketing nhé.

Hi vọng qua những KPI cho Content Marketing và các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing mà ATZ mang đến dưới đây, bạn sẽ biết cách theo dõi và phân tích các thông số của mình, từ đó cải thiện chiến lược và luôn giữ vị trí cao trên công cụ tìm kiếm!

Tham khảo thêm: Content Marketing là gì? 7 kỹ năng không thể thiếu dành cho dân Content Marketing

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] giá được bài viết có đang hiệu quả hay không, bạn cũng cần biết đo lường KPI cho Content Marketing bằng công cụ Google Analytics […]