4 bước thực hiện chiến dịch Social Media các marketers cần nắm

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 6, 2022
social media marketing la gi

Đối với mỗi doanh nghiệp, Social media là một công cụ Digital được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch truyền thông, giúp người dùng tiếp nhận được thông tin về sản phẩm/dịch vụ bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào.

Tuy nhiên, việc tạo ra kết quả trên social media đòi hỏi sự năng động, kiến thức Marketing chuyên sâu cùng nhiều kỹ năng khác nên những người mới vào nghề không phải ai cũng biết và làm được. Trong bài viết này, ATZ sẽ đem đến bạn những kiến thức về Social media marketing và quy trình thực hiện chiến dịch Social media marketing chi tiết mà các Marketer cần phải nằm lòng.

Social media marketing được hiểu như thế nào?

Social media marketing la gi
Social media marketing là gì

Trước khi định nghĩa chính xác về Social media marketing, bạn cần hiểu Social media (truyền thông xã hội) là các ứng dụng và trang web mà người dùng có thể kết nối, tìm hiểu tin tức, trao đổi và chia sẻ thông tin cho nhau. Một số Social media phổ biến như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, …) hay các diễn đàn thảo luận (Reddit, Quora), Forum, …

Do đó, chúng ta có thể hiểu Social media marketing là quá trình các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng social media nhằm kết nối với khách hàng, quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, từ đó nâng cao doanh số bán hàng.

4 bước thực hiện chiến dịch Social media marketing dành cho doanh nghiệp

Social Media Marketing là một quy trình gồm 4 bước: Đặt mục tiêu và lên chiến lược; xác định nền tảng, lên kế hoạch và đăng bài; lắng nghe phản hồi và tương tác; đánh giá, phân tích quá trình. Dưới đây là hướng dẫn bước làm cụ thể cho từng quy trình.

Đặt mục tiêu và lên chiến lược cho cả quy trình

dat muc tieu va len chien luoc cho ca quy trinh
Đặt mục tiêu và lên chiến lược cho cả quy trình

Để có một chiến dịch thành công, đầu tiên bạn cần đặt ra mục tiêu và thiết lập các chiến lược cho cả quy trình. Trong bước này, các doanh nghiệp cần lên một chiến lược cụ thể bằng cách trả lời được 3 câu hỏi sau:

Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến khi sử dụng nền tảng social media là gì?

Tùy vào ngành nghề kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ cung cấp, thời điểm hay định hướng phát triển mà mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược Social Media Marketing khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có 3 điểm chung về mục tiêu hàng đầu mà mỗi người làm Marketing đều hướng đến là: Tăng nhận thức về thương hiệu (brand identity), tạo ra sự gắn kết giữa người dùng và sản phẩm/dịch vụ (engagement) và tăng số lượt click vào trang web của doanh nghiệp (traffic).

Bên cạnh đó, Social media còn có nhiều lợi ích khác như duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo ra một cộng đồng và tiếp cận với những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hãy đặt ra các số liệu và các mốc cụ thể để có thể dễ dàng bám sát và theo dõi tiến độ hoàn thành của mục tiêu nhé.

Doanh nghiệp nên tập trung xây dựng những nền tảng social media nào?

nen tang Instagram
Nền tảng Instagram

Để tránh gây ra lãng phí ngân sách không cần thiết, bạn chỉ nên chọn và tập trung vào một số nền tảng phổ biến mà người dùng thường xuyên hoạt động tích cực như Facebook, Instagram, Twitter hay các nền tảng mới như TikTok, WeChat, …

Doanh nghiệp muốn chia sẻ những loại nội dung nào?

Mỗi khách hàng mục tiêu sẽ đều sẽ có những dạng content thu hút họ. Do đó bạn cần tìm hiểu đâu là nội dung mà họ muốn xem, mang tính giải trí hay giáo dục, text, hình ảnh hay video để đáp ứng đúng mong muốn của người dùng. Để tìm hiểu thêm các dạng content hay, thu hút khách hàng, bạn có thể đọc thêm ở đây.

Tuy nhiên, tùy vào hoạt động của các trang social media mà chân dung khách hàng có thể được thay đổi.

Xác định nền tảng, lên kế hoạch và đăng bài trên nền tảng social

Sau khi đã lên chiến lược Social media, bạn cần cân nhắc lựa chọn các nền tảng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. Để xác định được, bạn cần tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: Khách hàng mục tiêu của mình là ai? Họ thường xuyên sử dụng nền tảng xã hội nào? Thói quen, hành vi của họ là gì và nội dung nào có thể thu hút được người dùng nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và đáp ứng được những điều họ đang quan tâm.

Việc tiếp theo sau khi đã xác định được các kênh social meadia mà bạn muốn hướng tới là lên kế hoạch sáng tạo nội dung cà đăng tải nó. Việc đăng bài cũng khá đơn giản như bạn chia sẻ một hình ảnh hay video lên trang cá nhân của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định thời điểm thích hợp và sáng tạo được các nội dung hấp dẫn với khách hàng mục tiêu. (Bạn có thể tham khảo cách viết bài trên Facebook thu hút, tăng lượng tương tác).

Ví dụ: “Khung giờ vàng” để đăng bài là sáng sớm (6-8 giờ); tối từ 21h00-23h-0h, tối chủ nhật vì đây là khoảng thời gian nhiều người online nhất.

Lắng nghe phản hồi từ phía người dùng và tương tác

Khi bạn thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên các kênh social media, những người quan tâm sẽ thường để lại nhận xét và bình luận ở dưới các bài đăng của bạn. Thậm chí, những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ có thể nhắn tin trực tiếp cho bạn.

Do đó, bạn cần chú trọng đến sự phản hồi của người dùng và những thảo luận của họ xoay quanh thương hiệu để kịp thời đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng công cụ lắng nghe khách hàng trên Social media để hỗ trợ việc theo dõi và phân tích các lượt đề cập thay cho việc theo dõi thủ công. Bạn có thể sử dụng công cụ Social listening tools (Hootsuite) để đạt hiệu quả cao nhất nhé.

Cong cu Social listening tools Hootsuite
Công cụ Social listening tools Hootsuite

Đánh giá, phân tích quá trình và quảng cáo

Sau cùng, bạn cần phải phân tích và đánh giá lại để biết rằng chiến lược của mình có thành công hay không. Bạn có thể thông qua các chỉ số sau để đánh giá mức độ thành công của chiến lược.

  • Thông tin đầu vào: Đây là những nguồn lực bạn sử dụng để thực hiện chiến lược của mình như thời gian, chi phí, kênh phối, con người, …
  • Hoạt động đầu ra: Chính là những hoạt động bạn đã thực hiện cho các khách hàng mục tiêu như sự kiện, các ấn phẩm, …
  • Các thành quả đạt được: Là sự đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các hoạt động hay sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Mức độ tác động: Đo lường mức độ ảnh hưởng từ chiến dịch lên các vấn đề xã hội như sức khỏe, môi trường, …
  • Tỷ suất lợi nhuận: Sự thay đổi của lợi nhuận khi thực hiện chiến dịch.

Bạn có thể sử dụng 3 công cụ chính để phân tích kết quả của chiến lược Social media marketing gồm: Công cụ đo lường dựa trên KPI (Measure against KPIs), công cụ phân tích từ chính nền tảng (In-platform Analytics) và công cụ được chèn vào nền tảng (Integrated Analytics).

Cong cu In-platform Analytics
Công cụ In-platform Analytics

Tuy nhiên, bạn cần hiểu được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp sau những chỉ số phân tích thì hoạt động này mới đạt được hiệu quả.

Cuối cùng, nếu cảm thấy có nhiều người quan tâm đến bài viết của bạn, bạn có thể cân nhắc chi thêm ngân sách quảng cáo nó (social media advertising) để có thể tiếp cận và nhắm đến những khách hàng tiềm năng nhất, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Những chia sẻ về kiến thức Social Media Marketing

chia se trong nganh social media marketing
Chia sẻ trong ngành Social media marketing

Với bất kì cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn tạo dựng thương hiệu, Social media là một kênh tiếp thị quan trọng bạn không nên bỏ qua. Nó không chỉ giúp tiếp cận và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu, tăng lượng truy cập đẩy về website, thúc đẩy bán hàng mà nó còn giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, để mang lại kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo một vài chia sẻ của người trong nghề:

  • Trước khi tiến hành làm tiếp thị trên các kênh Social media, bạn cần nghiên cứu trước để có sự hiểu biết nhất định về cộng đồng và xã hội, lúc này bạn mới có thể hiểu rõ về thị trường mình nhắm đến.
  • Để chiến dịch được lưu lại nhanh chóng trong tâm trí của người dùng. Bạn nên thiết kế một câu khẩu hiệu ngắn gọn, hấp dẫn, dễ nhớ.
  • Bên cạnh đó, sử dụng hình ảnh là một cách truyền thông trực quan và có ý nghĩa để giúp chiến dịch Social media marketing thành công, đặc biệt là hình ảnh minh họa vấn đề xã hội sắp diễn ra.

Qua bài viết trên đây, ATZ đã đem đến những kiến thức cần thiết nhất về Social media marketing mà mỗi marketer không nên bỏ qua. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, bền vững. Ngoài những kiến thức và chiến lược cụ thể, bạn cần phải kiên trì trong những bước đầu xây dựng mới đem lại hiệu quả cao. Hi vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn kiến thức bổ ích nhất và có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp mình!

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận