Internal link là gì? 8 Cách xây dựng liên kết nội bộ thúc đẩy SEO

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 16, 2022
cach xay dung internal link

Khi tìm hiểu kiến thức SEO ở thời điểm hiện tại, các SEOer đều không mấy xa lạ về cụm từ: Kỹ thuật SEO không cần Backlink (Backlink chính là link từ những nơi khác trỏ về bài viết của bạn). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó không thực tế và không đem lại hiệu quả cao vì chỉ phổ biến ở các ngách thị trường ít cạnh tranh hoặc những từ khóa có độ cạnh tranh thấp.

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ trong SEO có khả năng sử dụng và chuyển đổi. Không chỉ giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn mà còn tăng thứ hạng từ khóa trên website. Do đó, việc tiến hành xây dựng link nội bộ đúng cách có thể tạo nên những khác biệt lớn về sau này.

Vậy Internal link là gì? Làm sao để xây dựng liên kết nội bộ đạt hiệu quả cao? Trong bài viết này, ATZ sẽ xoáy sâu vào những kiến thức này để giúp bạn tạo ra được những kết quả khác biệt.

Internal link là gì?

Internal link là gi? cach xay dung Internal link
Internal link là gì? Cách xây dựng Internal link

Internal link (liên kết nội bộ) được hiểu là hình thức liên kết từ trang (URL) này sang trang khác trên cùng một tên miền (Domain) hay Website.

Internal link thường tập trung vào liên kết nội dung trên các trang Web của bạn. Tất nhiên, điều hướng trang Web (Website navigation) hay Menu Website cũng đều được tính là liên kết nội bộ.

8 Cách xây dựng internal link đạt hiệu quả cao

Nội dung chất lượng xoay quanh nội dung chính

Nội dung “chất lượng” chính là những nội dung để giải quyết mong muốn và nhu cầu của người dùng. Nội dung “chính” lại là những nội dung trọng tâm, có nhiều lượt tìm kiếm hoặc nó có thể sinh ra tiền.

Việc xây dựng nội dung chất lượng xoay quanh nội dung chính có nghĩa là bạn sẽ đầu tư vào nội dung chính đó để khai thác triệt để những thông tin đem lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Khi bạn muốn tối ưu cho trang web bán thuốc kích mọc tóc, nội dung chính ở đây là “cách tóc mọc nhanh, khỏe”. Ngoài nội dung cho từ khóa đó, bạn có thể xây dựng các nội dung xoay quanh nó như:

  • Các loại thực phẩm giúp tóc khỏe
  • Các cách tạo kiểu tóc đẹp
  • Tinh dầu xịt tóc

Bạn có thể trỏ link những bài viết xoay quanh này về bài viết chính “cách tóc mọc nhanh, khỏe” ở đầu bài viết, đầu menu, dưới bài viết hoặc ở những nội dung có liên quan mà bạn nghĩ người dùng sẽ click nhiều nhất.

Xây dựng hệ thống menu

xay dung he thong menu
Xây dựng hệ thống menu

Hệ thống menu bao gồm các mục chính, những nội dung nổi bật chứa trên trang web mà bạn muốn đem đến cho người dùng. Đây cũng được tính là các link nội bộ vì mỗi mục của Menu đều trỏ về mục chứa nội dung chính trên website.

Việc xây dựng hệ thống Menu rõ ràng ở đầu trang giúp làm nổi bật các nội dung quan trọng, kích thích người dùng click vào thường xuyên. Ngoài ra còn giúp Google hiểu được các nội dung chính bạn đem đến và đánh giá cao nội dung đó.

Sử dụng mô tả Anchor text

Anchor text là dòng chữ được tô đậm trong liên kết và chứa đường link được trỏ. Mô tả Anchor text cung cấp cho người dùng những thông tin quan trọng và truy cập tới các trang khác khi họ nhấp vào liên kết. Do đó, bạn có thể sử dụng phần mô tả Anchor text rõ ràng và ngắn gọn để xây dựng liên kết nội bộ.

Ví dụ: Bạn đang SEO từ khóa “vé máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh”, bạn có thể đa dạng hóa Anchor text bằng các bài viết sau và nó được đặt trong dấu […]

  • Tham khảo giá vé máy bay của các hãng [tại đây].
  • Bạn có thể tìm hiểu thông tin chuyến bay tại bài viết [link].
  • Đọc thêm bài viết: [Kinh nghiệm đặt vé máy bay].

Xây dựng link nội bộ ở dưới footer website (dưới chân website)

xay dung link noi bo o duoi footer website
Xây dựng link nội bộ ở dưới footer website

Tâm lý của người dùng là khi họ đã đọc xong một bài viết, khả năng cao họ sẽ kéo xuống dưới chân xem còn gì mà mình bỏ sót không. Lúc này, họ sẽ nhấp vào một số thông tin quan trọng mà bạn đã gắn link ở đó. Mặc dù đặt liên kết nội bộ ở dưới chân website không được đánh giá cao bằng việc đặt chúng lên đầu nhưng bạn cũng đừng bỏ qua nó nhé.

Một số nội dung mà bạn có thể đặt link dưới footer website như:

  • Giới thiệu những thông tin cơ bản của doanh nghiệp hoặc của chính bạn
  • Menu phụ
  • Các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang làm
  • Các chương trình và sự kiện nổi bật
  • Điều khoản/chính sách website.

Trỏ link nội bộ để đem đến thông tin hữu ích cho người dùng

Thông thường trong một bài Blog, bạn nên thêm vào nhiều hơn 2 link nội bộ mà bạn nghĩ khả năng cao người dùng sẽ click vào thông tin đó. Điều này giúp bài viết của bạn có thể dẫn đến một bài viết khác, cung cấp những thông tin liên quan đang muốn đề cập, giải thích những kiến thức chưa rõ trong bài viết của bạn (dẫn nguồn qua bài viết chuyên sâu hơn) hoặc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ tương tự, …

Việc trỏ link nội bộ trong trang web của bạn giúp Google ghi nhận và đánh giá mức độ hữu ích của trang web đối với người dùng. Khả năng điều hướng traffic từ trang này sang trang khác chứng tỏ trang web của bạn hữu ích nên thu hút người dùng trên trang.

Sử dụng liên kết tự nhiên nhất có thể (Natural links)

Khi bạn chèn Internal link trong bài viết đều mong muốn người dùng sẽ chú ý và nhấp vào link liên kết đó vì nội dung trong link cũng rất quan trọng. Do đó, bạn cần liên kết những nội dung có giá trị và liên quan đến chủ đề mà họ đang đọc, khi đó họ mới ở lại và tương tác trên trang bạn lâu hơn.

Cho hiển thị thanh điều hướng (breadcrumb)

cho hien thi thanh dieu huong breadcrumb
Cho hiển thị thanh điều hướng (breadcrumb)

Thanh điều hướng (breadcrumb) là thanh hiển thị dưới menu chính cho biết thư mục mẹ của bài viết. Từ đó người dùng có thể dễ dàng tìm và tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục, chủ đề.

Việc cho hiển thị thanh điều hướng thực chất là một internal link vì nó trỏ đến các thư mục khác nhau trong cùng trang web, do đó bạn KHÔNG NÊN ẩn nó đi nhé.

Cân nhắc về số lượng internal link

Mặc dù Google không đặt ra quy tắc nào về số lượng liên kết nội bộ trên một trang web nhưng bạn không nên chèn quá nhiều link mà chỉ tối đa 2-4 links/1000 từ (chỉ tính nội dung chính, ngoại trừ menu và footer). Tuy nhiên, việc chèn link bạn có thể cân chỉnh cho phù hợp vì điều quan trọng là liên kết nội bộ cần thống nhất với bài viết để thu về tỷ lệ click nhiều nhất.

Kinh nghiệm xây dựng Internal link trong SEO

kinh nghiem xay dung internal link trong SEO
Kinh nghiệm xây dựng Internal link trong SEO

Mặc dù thêm internal link vào bài viết là một chiến lược khá an toàn để tăng thứ hạng SEO, điều hướng người dùng truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao và thúc đẩy hành động của họ nhưng một trong những sai lầm phổ biến mà những quản trị web thường mắc phải là trỏ các nhiều link về trang chủ.

Với bất kì website nào, có rất nhiều liên kết để trỏ về trang chủ của mình và nó rất dễ tìm kiếm. Vì vậy, liên kết nội bộ về trang chủ gây lãng phí và không mang đến lợi ích cho người dùng.

Để có thể làm tăng lượng người dùng truy cập trên trang, bạn nên liên kết nội bộ đến những trang có tỷ lệ chuyển đổi cao hoặc các trang có nhiều nội dung. Bên cạnh đó, liên kết đến Deep pages (những trang không được liên kết tiêu đề trang chủ như trang Giới thiệu hoặc Mô tả dịch vụ) cũng nên được xem xét.

Việc sử dụng internal link là một trong những cách đơn giản nhất để thúc đẩy quá trình SEO, do đó những người làm SEO không nên bỏ qua yếu tố này. Hi vọng bài viết mà ATZ đem đến trên đây đã giúp bạn hiểu rõ những kiến thức về Internal link và cách để xây dựng internal link đạt hiệu quả cao, tăng lượng truy cập trên website.

 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận