Cách phân biệt paid, owned và earned media trong Digital Marketing

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 19, 2022
paid owned earned media

Với những “con sen” làm trong ngành Digital, Paid – Owned – Earned media là mô hình kinh điển và thông dụng được nhắc đến thường xuyên. Mô hình này được ví như là chiếc “kiềng ba chân” vững chãi góp phần lớn cho sự thành công của chiến dịch Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Nếu những ai đã và đang trên đường mong muốn trở thành một Marketer nhưng không hiểu rõ về công thức này quả là một sự thiếu xót lớn. Cùng ATZ tìm hiểu đặc điểm, vai trò và mối quan hệ của ba loại phương tiện truyền thông trên và biết cách áp dụng hiệu quả vào chiến dịch Digital Marketing của mình nhé!

Tham khảo: 7 kỹ năng không thể thiếu để trở thành chuyên gia Content Marketing

4 bước thực hiện chiến dịch Social Media các marketers cần nắm

Mô hình Paid – Owned – Earned Media trong Digital marketing là gì?

Nói một cách dễ hiểu, mô hình Paid – Owned – Earned là sự kết hợp giữa 3 kênh truyền thông: Truyền thông trả phí (Paid Media), truyền thông sở hữu (Owned Media) và truyền thông lan truyền (Earned Media).

Mỗi phương tiện truyền thông này đều có những chức năng riêng biệt nhưng lại có liên quan và tác động mạnh mẽ đến nhau. Do đó, sự kết hợp 3 hình thức này không chỉ tối ưu hóa hiệu suất truyền thông của doanh nghiệp mà còn gia tăng trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.

Paid media (Truyền thông trả phí)

paid owned earned media, paid media la gi
Paid Owned Earned Media, Paid Media là gì?

Paid Media là công cụ truyền thông mà bạn phải chi trả một khoản tiền để có thể quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Chi phí này thường gọi là chi phí Media vì thương hiệu phải trả một khoản cho các đơn vị trung gian để quảng bá nội dung của mình như bài PR trên báo, bài đăng của người nổi tiếng hay trên các Fanpage, …

Các đơn vị trung gian sở hữu các công cụ Paid Media phổ biến nhất hiện nay như: Search ads (Google, Cốc Cốc), Social ads (Facebook, Instagram, Linkedin), Digital Banner, quảng cáo tài trợ của KOLs, Influencer, …

Ưu điểm của Paid Media

  • Mức độ phủ sóng cao và có thể dễ dàng kiểm soát nội dung, vị trí xuất hiện, thời gian, tần suất, …
  • Luôn đảm bảo ở vị trí top, từ đó dễ dàng chọn lọc và tiếp cận với đối tượng mục tiêu.
  • Tốc độ lan truyền nhanh chóng, định hướng dư luận hiệu quả.

Nhược điểm của Paid Media

  • Phải trả chi phí khá cao.
  • Mức độ cạnh tranh lớn vì nhiều doanh nghiệp sẽ trả một khoản lớn cho kênh truyền thông này.
  • Gây phiền toái cho khách hàng vì tỷ lệ phản hồi thấp.
  • Độ uy tín không được đảm bảo.

Owned Media (Truyền thông sở hữu)

Owned Media (truyen thong so huu)
Owned Media (Truyền thông sở hữu)

Đây có thể gọi là các kênh Media “của nhà” vì nó thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của thương hiệu. Với những kênh truyền thông này, bạn có thể tự do truyền tải những thông điệp, nội dung đến khách hàng của mình và thường ít chịu tác động đến từ các kênh thứ 3.

Các công cụ thuộc Owned Media bao gồm: Website, Fanpage Facebook, Blog, tài khoản Instagram, ứng dụng di động, …

Ưu điểm của Owned Media

  • Là tài sản của doanh nghiệp, có tính bền vững và giúp doanh nghiệp có được những khách hàng trung thành.
  • Không tốn chi phí đăng tải.
  • Kiểm soát được các nội dung, thông điệp muốn truyền tải, từ đó duy trì được mối quan hệ bền vững và thúc đẩy mua hàng một cách tự nhiên.

Nhược điểm của Owned Media

  • Mức độ bao phủ thấp, khó tiếp cận và tương tác với những khách hàng mục tiêu.
  • Cần nhiều thời gian để được phủ sóng.

Earned Media (Truyền thông lan truyền)

Earned Media (Truyen thong lan truyen)
Earned Media (Truyền thông lan truyền)

Earned có thể hiểu là sự phản hồi, chia sẻ hay thảo luận của khách hàng một cách tự nguyện và tích cực về thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ bạn đem đến. Thông thường, khi khách hàng cảm thấy hài lòng, họ sẽ chia sẻ cho người thân, bạn bè của mình. Đây chính là kết quả của việc thực hiện thành công 2 kênh truyền thông Paid Media và Owned Media trong chiến dịch Digital Marketing.

Các công cụ thuộc kênh Earned Media bao gồm: Các bình luận, đánh giá, nhận xét từ khách hàng trên các trạng mạng xã hội, review tự nhiên của các Reviewer, Blogger về sản phẩm/dịch vụ của bạn, …

Ưu điểm của Earned Media

  • Tạo độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp.
  • Có tính lan truyền cao và gây thiện cảm cho khách hàng.
  • Đẩy mạnh truyền thông cho doanh nghiệp.
  • Ít tốn chi phí

Nhược điểm của Earned Media

  • Không kiểm soát được thông tin và sự lan truyền của nó. Ngoài thông tin tích cực cũng có nhiều thông tin tiêu cực gây ra sự giảm uy tín cho thương hiệu.
  • Do thông tin được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nên khó để đánh giá và đo lường.

Kinh nghiệm kết hợp Paid – Owned – Earned trong Digital marketing

kinh nghiem ket hop paid owned earned media trong digital marketing
Kinh nghiệm kết hợp Paid – Owned – Earned trong Digital marketing

Ba nhóm kênh Paid – Owned – Earned Media mặc dù có sự tách biệt nhưng doanh nghiệp cần biết cách kết hợp chúng để tạo ra chiến dịch truyền thông hiệu quả. Chính nhờ những lợi ích cũng như hạn chế của các kênh truyền thông này mà các nó có thể bổ trợ cho nhau một cách hoàn hảo nhất. Dưới đây là cách kết hợp 3 kênh truyền thông Paid – Owned – Earned Media mà các chuyên gia Marketing đã đúc kết được:

Triển khai Paid Media

  • Đầu tiên, bạn có thể chạy các loại quảng cáo để phân phối nội dung và các sản phẩm đến khách hàng mục tiêu như quảng cáo tìm kiếm trên Google, quảng cáo lượt truy cập trên Facebook hay quảng cáo hiển thị trên Youtube, …
  • Sau khi đã có được thông tin lượt truy cập từ người dùng được lấy từ Paid Media, bạn đưa vào phễu bán hàng hoặc phễu Marketing, sau đó đọc và phân tích số liệu theo hành vi khách hàng, mong muốn của khách hàng.
  • Tiếp tục đo lường và đánh giá hiệu quả của Paid Media rồi tìm cách cải tiến các hoạt động đó.
  • Cuối cùng là tài trợ bài đăng, sản phẩm dùng thử cho các Reviewer hay KOLs để nhận về đánh giá và phản hồi.

Triển khai Owned Media

  • Đăng các thông tin về sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi trên trang web hay trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, …của doanh nghiệp. Bạn lưu ý cần xây dựng thông tin rõ ràng, cuốn hút và làm nổi bật các ưu điểm cạnh tranh so với đối thủ để thu hút khách hàng.
  • Trên website, bạn nên có các bài viết về chia sẻ kinh nghiệm hay hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp.
  • Cung cấp các chính sách, quyền lợi của khách hàng, thông tin bảo hành, …để khách hàng thấy rõ tính minh bạch của sản phẩm.
  • Trang trí website theo mùa để thu hút khách hàng như theme giáng sinh, tết, …
  • Sử dụng các phương tiện Fanpage, Zalo, …để chăm sóc và tương tác với khách hàng.

Xem thêm: 4 bước viết content facebook thu hút, tăng lượng tương tác.

Triển khai Earned Media

  • Sau khi đã có các đánh giá tích cực từ KOLs và Reviewer về sản phẩm của mình, tiếp tục theo dõi và chia sẻ lại.
  • Giữ và duy trì mối quan hệ với các KOLs, Blogger, Reviewer đã từng booking.
  • Xử lý các thông tin tiêu cực nếu có.

Câu nói mà dân làm marketing thường sử dụng như câu thần chú là tối ưu chi phí Paided, đầu tư nguồn lực vào Owned nhầm khai thác hiệu quả tối đa từ Earned Media

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức mô hình Paid – Owned – Earned dựa vào những kinh nghiệm cá nhân. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình này và tự tin trên con đường chinh phục Digital Marketing!

 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận