Thin Content – Cách xác định và khắc phục nội dung mỏng

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 22, 2022
cach xac dinh va khac phuc thin content

Thin Content (nội dung mỏng) được xem là mối nguy hại nghiêm trọng đối với các SEOer. Đây có thể coi là những nội dung cung cấp ít hoặc không mang lại giá trị cho người đọc. Do đó, với những website bị “dính” Thin Content thường sẽ bị phạt, thậm chí bị loại bỏ trong kết quả tìm kiếm Google. Từ đó, làm hỏng hình ảnh thương hiệu, không tạo ra sự chuyển đổi và khiến các công cụ tìm kiếm mất lòng tin vào thương hiệu của bạn.

Vậy chính xác Thin Content là gì và làm thế nào để xác định cũng như cách khắc phục nó? Đây là bài viết bạn cần đọc kỹ để tránh được vấn đề này.

Thin Content là gì?

Nói một cách dễ hiểu, Thin Content (hay nội dung mỏng) là những nội dung không mang đến hoặc mang đến rất ít giá trị gia tăng cho Website, những nội dung này thường rất kém chất lượng.

Khi bạn search một từ khóa tìm kiếm nhưng kết quả trả về là các trang không cung cấp đúng thông tin bạn cần, đó là một dấu hiệu của Thin Content.

Ví dụ: Khi bạn muốn tìm kiếm cho từ khóa “Nước biển màu gì?” nhưng kết quả trả về là “Nước biển rất trong xanh”.

Mặc dù nhu cầu tìm kiếm của mỗi người khác nhau. Trên cùng một trang nhưng có thể mang lại hữu ích cho người này còn người kia thì ngược lại. Tuy nhiên, những nội dung thuộc Thin Content thường sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Nội dung lan man, dường như không cung cấp đủ bất kì thông tin nào.
  • Sai ngữ pháp, nhiều lỗi chính tả và dấu câu.
  • Nội dung copy từ một trang hay nhiều trang khác, không phải độc quyền.
  • Bị lỗi thời, các chủ đề chỉ được đề cập một cách nông cạn.
  • Nội dung lặp đi lặp lại, …

3 loại Thin Content cần tránh

loai thin content can tranh
loại Thin Content cần tránh

Google luôn tìm mọi cách để cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích nhất, nếu nội dung của bạn kém chất lượng, nó sẵn sàng đưa ra những hình phạt nặng, thậm chí xóa luôn cả bài viết trong kết quả tìm kiếm. Do đó, bạn cần phải xác định rõ 3 loại Thin Content theo nguyên tắc quản trị trang web mà Google đã đưa ra để có thể tránh xa chúng.

Website copy hoặc sao chép nội dung tự động

Nội dung copy tự động là lấy những bài viết từ các trang web khác, sau đó dùng tool để “xào nấu” lại. Những nội dung này thường được lợi dụng để chi phối thứ hạng trong kết quả tìm kiếm Google nhưng lại không mang lại thông tin hữu ích và giá trị cho người dùng. Dưới đây là một số ví dụ về việc sao chép nội dung tự động mà chắc chắn rằng Google sẽ không bao giờ bỏ qua cho những website này:

  • Nội dung có thể chứa từ khóa tìm kiếm nhưng không mang lại giá trị cho người dùng.
  • Được dịch lại từ các văn bản của nước ngoài nhưng không biên tập lại.
  • Dùng lập trình để tạo ra các văn bản tự động.
  • Nội dung cóp nhặt và chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không đủ hữu ích cho người dùng.

Website Affiliate spam link

Nhiều trang web sử dụng Affiliate Marketing để kiếm tiền từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vì chú trọng cải thiện nội dung chất lượng thì họ lại tập trung gắn quá nhiều link sản phẩm/dịch vụ. Chính điều này vừa làm giảm thứ hạng website vừa khiến người dùng khó chịu vì những điều bạn cung cấp không mang lại giá trị cho họ.

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong mô hình này, bạn cần phân bổ các chương trình liên kết hợp lý, đặc biệt cần đặt những lợi ích của người dùng lên hàng đầu.

Trang ngõ (doorway)

Đây là những trang được tạo ra nhằm hướng người dùng đến một trang đích hoặc những trang trung gian không mang giá trị cao đến trang đích. Tuy nhiên, điều này khiến kết quả tìm kiếm của người dùng sẽ cho ra các thông tin tương tự nhau gây nên những trải nghiệm không tốt cho người dùng.

4 cách khắc phục lỗi Thin Content hiệu quả

cach khac phuc loi thin content hieu qua
cách khắc phục lỗi Thin Content hiệu quả

Hình phạt của Google rất lớn đối với những nội dung mỏng như thế này. Do đó, khi viết nội dung, bạn cần cân nhắc những điều sau đây:

Mở rộng nội dung có số lượng từ thấp và không có chiều sâu

Với những nội dung có lượng từ quá ít, bạn có thể mở rộng và nâng cao nội dung với những kiến thức chuyên môn và thêm thông tin có giá trị đến người dùng. Tuy nhiên, bạn cần phải biết chọn lọc thông tin mang vào, nếu chỉ vì mục đích thêm từ mà không đem đến các giá trị thì nội dung đó sẽ trở thành nội dung nông.

Bên cạnh đó, nếu nội dung của bạn có hai phần giống nhau thì bạn có thể mở rộng một trong hai chủ đề và tạo chiều sâu cho nó.

Ví dụ: Trong bài viết có hai phần “cách làm sinh tố”, một là sinh tố dâu tây và một là sinh tố dâu tây với sữa, tuy nhiên cả hai nội dung này đều khá giống nhau. Thay vì làm cả hai thì bạn có thể mở rộng nội dung cho phần cách làm sinh tố dâu tây để tạo nên một nội dung chất lượng bao gồm cách làm sinh tố dâu tây với sữa, với mật ong hay với sữa chua, …

Viết lại một nội dung thay cho những nội dung kém chất lượng

Với những bài viết có nội dung mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp hay không mang lại giá trị cho người đọc, bạn có thể viết lại cho đúng và giải thích rõ hơn về thông điệp hay bài học muốn truyền tải. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ Grammarly để check lại các lỗi chính tả, từ đó dễ dàng hơn cho việc chỉnh sửa.

Thay thế với một nội dung mới khác

Với những bài viết có nội dung quá nông cạn hoặc quá kém chất lượng, tốt hơn hết là bạn nên thay thế bằng một nội dung hoàn toàn mới.

Khi thay nội dung khác, bạn nên tìm kiếm các từ khóa đuôi dài đang xếp hạng cho chủ đề đó. Bên cạnh đó, cần kiểm soát giọng điệu cũng như thông điệp muốn truyền tải qua bài viết, từ đó giúp người đọc hiểu được nội dung bạn muốn đem đến là gì.

Một điều bạn cần lưu ý rằng, khi gỡ bài viết cũ xuống và thay thế bằng nội dung mới cần đảm bảo rằng URL cũ đang chuyển hướng sang URL mới.

Xóa bỏ nội dung quá kém

Khi nội dung của bạn quá kém mà không thể chỉnh sửa hay thay thế thì tốt hơn hết bạn nên xóa bỏ chúng để không làm ảnh hưởng đến uy tín website. Khi xóa Thin Content, bạn cần để URL trả về mã lỗi 404 (không tìm thấy) hoặc 410 (đã biến mất). Đây là những nội dung bạn nên xóa:

  • Nội dung có những từ khóa nhắm đến mục tiêu không liên quan đến thương hiệu hay  sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
  • Nội dung không tập trung vào chuyển đổi để tạo ra khách hàng tiềm năng.
  • Nội dung lỗi thời và không có tìm kiếm.
  • Các thẻ hay danh mục không theo chủ đề và không còn được sử dụng nữa.

Kinh nghiệm của SEOer trong việc khắc phục nội dung mỏng

kinh nghiem cua seoer trong viec khac phuc noi dung mong
Kinh nghiệm của SEOer trong việc khắc phục nội dung mỏng

Ngoài những dấu hiệu trên, nếu bạn vẫn chưa chắc chắn được rằng bài viết của mình có gặp tình trạng Thin Content hay không, bạn hãy nghiêm túc đọc lại nội dung và tự đặt cho mình vài câu hỏi sau:

  • Khi tôi đọc lên những câu văn này, chúng có mang lại ý nghĩa gì không?
  • Tôi học được gì trong những nội dung này? Nó có đem lại giá trị mà tôi tìm kiếm hay không?
  • Những câu văn này tự nhiên hay đã được sao chép từ một nguồn khác?

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog để kiểm tra nội dung của bạn có “mỏng” hay không. Với công cụ này, nó sẽ thu thập tất cả các URL đã được Index, sau đó sẽ báo cáo cho bạn về dữ liệu, tiêu đề, số từ và nhiều chỉ số khác để bạn có thể tìm kiếm và xác định được Thin Content, từ đó đưa ra biện pháp xử lý và khắc phục.

Điều quan trọng nhất là cần kiểm tra lại nội dung bạn mang đến đã đáp ứng đúng truy vấn của người dùng hay chưa, từ đó tập trung chỉnh sửa cho phù hợp như:

  • Tối ưu URL, Meta Description, Title.
  • Xóa các quảng cáo hoặc CTA quá lộ liễu.
  • Thêm Internal link và External link chất lượng.
  • Tăng nội dung trực quan bằng cách sử dụng hình ảnh, video, …

Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tốt hơn hết là bạn cần xây dựng nội dung tránh những nội dung mỏng như thế này thay vì sửa chữa nó. Hi vọng qua những kiến thức về Thin Content mà ATZ đem đến trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cách xác định nội dung mỏng cũng như những biện pháp khắc phục nó. Bạn hãy áp dụng để nâng cao uy chất lượng website cũng như uy tín cho thương hiệu của mình nhé!

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận