Quy trình SEO Audit chuẩn nhất để tăng hiệu suất website

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Năm 2, 2022
quy trinh seo audit

Có nhiều website vẫn không nhận được traffic hay thứ hạng như mong muốn khi bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và cả tài chính vào đó. Lúc này bạn cần ứng dụng SEO Audit để kiểm tra sức khỏe trang web của mình, từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn của các SEOer khi thực hiện SEO Audit là không biết bắt đầu từ đâu vì đây là công việc cần tuân thủ theo các bước tuần tự mới đạt được hiệu quả cao. Do đó, đây là bài viết bạn không nên bỏ qua để có thể thực hiện quy trình SEO Audit chuẩn nhất, tăng hiệu suất website của bạn.

SEO Audit là gì?

Trước khi bắt tay vào thực hiện SEO Audit, bạn cần hiểu rõ hơn nó là gì để có cái nhìn tổng quát nhất.

Theo một cách dễ hiểu, SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hay hiệu suất hoạt động của một trang web dựa trên các tiêu chí như SEO kỹ thuật, SEO On-site, SEO Off-site, các hình phạt, …Từ đó giúp người làm SEO nhận biết được những vấn đề làm ảnh hưởng đến thứ hạng trang web và có những biện pháp cải thiện hiệu suất tổng thể cho website tốt hơn trên công cụ tìm kiếm.

Tại sao bạn cần SEO Audit cho trang web của mình?

Có thể nói SEO Audit là công việc quan trọng không thể bỏ qua và cần phải thực hiện thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của các công cụ tìm kiếm. Khi thực hiện tốt quy trình này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trang web như:

  • Tìm thấy các lỗi liên quan đến tốc độ trang web, từ đó giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Giữ website của mình đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google một cách miễn phí.
  • Cải thiện phạm vi tiếp cận của trang web, giúp có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • Truy tìm các lỗi trong và ngoài website, cải thiện hiệu suất.

Quy trình thực hiện SEO Audit chuẩn nhất

Kiểm tra URL trên trang web của bạn

seo audit, kiem tra url tren trang web
SEO Audit, kiểm tra URL trên trang web

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng trên website của bạn chỉ có một URL duy nhất và chỉ được truy cập URL đó. Những URL không liên quan nên chuyển sang 301 (chuyển hướng website sang địa chỉ URL mới).

Google sẽ ưu tiên hơn cho các trang web hỗ trợ SSL. Do đó, để bảo vệ trang web của bạn được an toàn cũng như góp phần tăng thứ hạng từ khóa, bạn nên sử dụng https: // (www hoặc không phải www). Bạn có thể sử dụng Let Encrypt để nhận chứng chỉ SSL miễn phí cho trang web của mình.

Thu thập các dữ liệu trang web

Các bạn nên tiến hành kiểm tra và thu thập toàn bộ dữ liệu của trang web đang chạy trong nền. Trong bước này, bạn hãy bấm vào từng bài viết, sau đó kiểm tra từng tiêu đề và nội dung bên trong xem đã phù hợp hay chưa. Bước kiểm tra tổng quát trang web đầy đủ tuy mất nhiều thời gian nhưng lại đem lại hiệu quả lớn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO để kiểm tra, ví dụ như Ahrefs, các bước làm khá đơn giản như sau:

Site Audit > New Project > Paste domain in the ‘Scope & seeds’ section > Uncheck any 301 redirects.

Cuối cùng bấm Next và kiểm tra.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ khác như Beam Us Up hay Screaming Frog, …

Kiểm tra các vấn đề về lập chỉ mục trên website (Index)

Đơn giản nhất để bạn có thể kiểm tra Google về lập chỉ mục là truy cập vào công cụ Google Search Console.

Cách làm: Google Search Console > Coverage (trạng thái lập chỉ mục).

kiem tra cac van de ve lap chi muc tren website
Kiểm tra các vấn đề về lập chỉ mục trên website (Index)

Một cách để có thể kiểm tra web mà không có Console, bạn có thể vào Google rồi bấm cú pháp site:domaincuaban là có thể kiểm tra được nhé.

Ngoài ra, một cách làm thủ công khác để kiểm tra là sử dụng các từ khóa yêu thích, sau đó đếm số lần mà những từ khóa tìm kiếm này được xếp hạng, chúng có đang ở gần top đầu hay không. Cách này giúp bạn kiểm tra xem liệu trang web của mình có được Index chính xác hay không. Khi kiểm tra không thấy một trong những trang của mình, lúc này bạn nhập URL cụ thể để xem nó có xuất hiện không.

Kiểm tra tên thương hiệu

Bạn cần phải kiểm tra tên thương hiệu của mình xem nó có đang nằm top 1 Google hay không. Nếu nó không được xếp ở vị trí đầu tiên, có thể Google sẽ nghĩ rằng có một trang web khác phù hợp hơn trang web của bạn.

Để kiểm tra, bạn chỉ cần vào Google Search, sau đó nhập chính tên thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ cùng với tên thương hiệu, trang web của bạn sẽ xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, nếu tên thương hiệu của bạn không xuất hiện vị trí đầu phải làm thế nào? Bạn có thể áp dụng các cách sau để bắt đầu xây dựng thương hiệu nhé:

  • Xây dựng một liên kết mạnh.
  • Chạy quảng cáo Google hoặc Facebook để làm chiến dịch PR có liên kết từ các trang web nổi tiếng.
  • Tạo danh sách Google Business trên trang web.
  • Viết một vài trích dẫn trên danh bạ doanh nghiệp.
  • Cho trang web xuất hiện trên các mạng xã hội lớn như LinkedIn, Facebook, …

Tiến hành SEO basic

Trong quá trình SEO này, bạn cần kiểm tra một vài nguyên tắc cơ bản trên trang và triển khai thật tốt các yếu tố quan trọng như Title (tiêu đề), Meta Description (Mô tả) hay số lượng Keyword phân bố trên trang chủ, danh mục, URL sản phẩm và cả bài viết.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng tiêu đề phụ để chia nhỏ nội dung giúp người đọc dễ hiểu hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Kiểm tra trang web có nội dung trùng lặp hay không

Việc trùng lặp nội dung là nguyên nhân chính dẫn đến trang web của bạn dính thuật toán Panda và chắc chắn Google sẽ đánh giá thấp trang web của bạn. Do đó, để tránh trình trạng này, bạn có thể sử dụng công cụ Spineditor để kiểm tra. Nếu nó bị trùng vượt quá mức quy định, bạn cần chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp.

Phân tích lưu lượng tìm kiếm của người dùng

Một trong những số liệu dùng để đánh giá trang web của bạn có hoạt động tốt hay không là lượng truy cập của người dùng và SEO Audit chính là quá trình xác định được các vấn đề và cải thiện traffic.

Để phân tích hiện trang web của bạn đang hoạt động như thế nào, bạn truy cập vào Google Analytics là có thể kiểm tra được các dữ liệu cũng như xu hướng hành vi của người dùng truy cập website một cách chính xác và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, nếu website của bạn còn mới thì có thể bỏ qua bước này.

Kiểm tra tốc độ load của trang web

Thực tế cho thấy, người dùng chỉ bỏ ra 2-3 giây để đợi trang web cho ra kết quả tìm kiếm và họ sẵn sàng thoát ra nếu trang của bạn có tốc độ tải quá chậm.

Để cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp website của bạn được xếp hạng cao trên Google Search, bạn cần giảm dung lượng ảnh hoặc video hoặc một host khác với tốc độ máy chủ nhanh. Để kiểm tra tốc độ load, ngoài công cụ chính của GoogleInsights PageSpeed, bạn có thể check bằng một số công cụ khác như Ahrefs’s Site Audit hay Pingdom, …

Phân tích các Backlink

phan tich backlink
Phân tích các Backlink

Đây là công việc kiểm tra tính xác thực và tin cậy các link trỏ về trang web của bạn. Nếu trang của bạn có những backlink đến từ những trang web có độ uy tín hoặc phù hợp với thẻ của bạn trên trang của họ thì website của bạn cũng sẽ được kéo lên. Ngược lại, nếu backlink đến từ những trang không sở hữu nội dung liên quan hoặc đã dừng hoạt động thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trang bạn.

Bạn kiểm tra Backlink bằng cách truy cập vào Ahrefs, sau đó thống kê và kiểm tra nguồn link để tránh việc bị đối thủ chơi xấu.

Tìm và sửa lại các liên kết bị hỏng

Các đường link hỏng khiến cho trang web của bạn nhìn rất thiếu chuyên nghiệp và gây ra sự khó chịu cho người dùng. Do đó, những link kém chất lượng, bị hỏng hay liên kết bị delay như 404, bạn cần kiểm tra và chỉnh sửa ngay, bao gồm tất cả những đường link có trên trang web của bạn như Internal link hay External link, …để đảm bảo những link này dẫn đến những bài viết có nội dung chính xác và tồn tại.

Để thực hiện quá trình này, bạn có thể bắt đầu làm các công việc sau:

  • Thay thế một nội dung khác tốt hơn cho trang nhận backlink.
  • Với những trang bị hỏng backlink, chuyển hướng đến một trang khác có liên quan hơn.
  • Với những trang không có backlink, bạn để lại dưới dạng 404 (không tìm thấy địa chỉ trang web muốn truy cập trên máy chủ).

Xóa bài viết rác

Công việc cuối cùng của quá trình SEO Audit là xóa những bài viết kém chất lượng, không mang đến giá trị và hữu ích cho người dùng để nó không kéo toàn bộ trang web của bạn xuống.

Nếu thấy trang của bạn có những bài viết không có hoặc ít tìm kiếm, bạn nên cập nhật và khởi chạy lại nếu có thể cải thiện được chúng. Tuy nhiên, nếu không thể cải thiện được thì nên xóa chúng và chuyển hướng 301 URL đến một trang khác có liên quan.

Kinh nghiệm SEO Audit hiệu quả của những người làm SEO

kinh nghiem seo audit hieu qua
Kinh nghiệm SEO Audit hiệu quả

Thực hiện SEO Audit không phải là một công việc đơn giản. Đây là một quá trình đòi hỏi những người làm SEO phải nghiên cứu thị trường, xu hướng, hành vi người dùng, đánh giá, phân tích đối thủ, sau đó mới có những kế hoạch để tối ưu hóa và phát triển trang web một cách hiệu quả nhất. Do đó, để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tài chính, bạn cần biết giai đoạn thực hiện hiệu quả nhất.

3 thời điểm bạn nên thực hiện SEO Audit:

  • Khi bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện dự án mới.
  • Đầu mỗi quý.
  • Khi thấy trang web có dấu hiệu bất ổn.

Khi phát hiện ra trang web của bạn không nhận được hoặc sụt giảm nghiêm trọng lượng truy cập tự nhiên, bạn cần thực hiện quá trình SEO Audit để kịp thời tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Hi vọng những kiến thức về quy trình SEO Audit mà ATZ đem đến trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn và có thể áp dụng và tăng thứ hạng cho website của mình.

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận