Hướng dẫn 9 cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO 2022

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Hai 25, 2022
cach viet meta description

Có nhiều người khi bước vào nghề Marketing, thậm chí cả những người làm lâu năm đều lầm tưởng chỉ cần những nội dung chuẩn SEO và hữu ích là có thể tiếp cận được với khách hàng. Thực tế rằng, “chìa khóa” khiến người dùng quyết định có click vào xem trang của bạn hay không chính là Meta Description. Vậy Meta Desciption là gì? Nó quan trọng như thế nào trong quá trình tối ưu website và cách viết Meta Description chuẩn SEO, đưa bài viết lên top? Tất cả sẽ được ATZ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này!

Meta Description là gì?

Meta Description la gi
Meta Description là gì?

Thực chất, thẻ Meta Description là một thẻ trong HTML nhằm tóm tắt nội dung ngắn gọn của bài viết trên trang web, thường chỉ 155 đến 160 ký tự và xuất hiện bên dưới trang web của bạn trên SERP. Khi nhìn vào thẻ mô tả Meta, người dùng có thể dễ dàng nắm bắt được chủ đề bài viết có phù hợp với điều họ đang tìm kiếm hay không, từ đó đưa ra quyết định có ở lại trang của bạn hay click qua một trang khác.

Tầm quan trọng của Meta Description trong SEO

Thẻ Meta Description là một yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà mỗi SEOer không nên bỏ qua. Những người có kinh nghiệm trong ngành đều cho rằng: “Không tạo ra được thẻ Meta Description chất lượng là bạn đang lãng phí một cơ hội Marketing tuyệt vời”. Một thẻ mô tả Meta tốt sẽ đem đến các lợi ích sau:

  • Thẻ mô tả Meta có nhiệm vụ quảng cáo, thu hút người dùng truy cập vào bài viết, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến với các khách hàng mục tiêu.
  • Giúp công cụ tìm kiếm Google hiểu được nội dung, khẳng định được chất lượng bài viết. Từ đó thứ hạng của bài viết SEO cũng tăng trên trang tìm kiếm.
  • Meta Description cũng giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Dựa vào thẻ mô tả ngắn gọn, họ có thể dễ dàng biết được nội dung bài viết có phù hợp với truy vấn của họ hay không, từ đó giúp trải nghiệm người dùng được tốt hơn.

Hướng dẫn 9 cách viết Meta Description chuẩn SEO

Bạn đã biết một Meta Description chuẩn SEO rất quan trọng đối với trải nghiệm người dùng cũng như tăng thứ hạng bài viết trên Google Search. Do đó, để tối ưu một thẻ mô tả Meta hiệu quả, bạn cần thực hiện các tiêu chí sau:

  • Có chứa từ khóa chính trong Meta Description

Tương tự như thẻ Title tags, khi viết Meta Description, nội dung bắt buộc phải chứa từ khóa chính vì khi từ khóa tìm kiếm khớp với nội dung trong thẻ mô tả Meta, Google sẽ đánh giá cao và làm nổi bật nó lên. Từ đó, không chỉ làm liên kết liên quan nhiều hơn mà còn làm website thu hút, tiếp cận người dùng tốt hơn.

co chua tu khoa chinh
Có chứa từ khóa chính

Lưu ý: Tuy nhiên, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào Meta Description vì nó vừa không ích lợi cho quá trình SEO mà còn khiến người dùng cảm thấy đây là một trang web spam.

  • Dễ đọc, ngôn từ rõ ràng, thu hút người dùng

Nội dung của thẻ mô tả Meta là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định người dùng có click vào trang web của bạn hay không. Do đó, bạn cần phải viết thẻ Meta Description bằng các từ ngữ dễ hiểu, thân thiện và xúc tích nhất có thể.

Bên cạnh đó, bạn cố gắng chọn lọc ra những từ ngữ có tính thuyết phục cao nhất để vừa cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quan của nội dung bài viết vừa khiến họ tin tưởng vào bài viết của bạn.

  • Chứa các thông tin quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải

Bạn không cần quá phụ thuộc vào cấu trúc câu khi viết Meta Description. Có thể thêm các dữ liệu liên quan đến trang như các câu hỏi, khái quát bài viết, mẫu tin, …miễn là những thông tin này đem lại hữu ích cho người dùng và thu hút họ.

Với những trang web về sản phẩm, bạn có thể đưa thông tin về giá cả, nhà sản xuất, ngày tháng, …

chua cac thong tin quan trong nhat
Chứa các thông tin quan trọng nhất
  • Nội dung của thẻ mô tả Meta phù hợp với trang

Với những trang web “treo đầu dê bán thịt chó” (có nghĩa là nội dung của thẻ mô tả không khớp với nội dung của trang web), Google sẽ có những hình thức xử phạt và cũng làm tăng tỷ lệ thoát từ người dùng. Do đó, khi viết Meta Description, bạn cần viết khớp với nội dung trên trang, không thổi phồng, làm sai lệch sự thật.

  • Không bị trùng lặp các thẻ mô tả Meta (Meta Description Unique)

Một chủ đề đều có hàng trăm bài viết khác nhau và thẻ mô tả Meta chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa các bài viết đó. Tương tự như Title tags, khi viết Meta Description, bạn cần đảm bảo rằng nó không bị trùng lặp với các thẻ khác và nội dung thẻ Meta của bạn là duy nhất.

Lưu ý: Bạn cần hướng đến người dùng chứ không phải là công cụ tìm kiếm, do đó không nên sao chép thẻ Meta Description.

Xem thêm: Cách tối ưu tiêu đề (title tags) chuẩn SEO.

  • Sử dụng lời kêu gọi tích cực

Meta Description là một cách bạn có thể tận dụng để có một lời mời gọi tới trang, hấp dẫn với người đọc. Bạn có thể sử dụng những từ ngữ mang tính mời gọi nhưng không quá đà như:

  • Hãy thử
  • Tìm hiểu thêm
  • Miễn phí
  • Khám phá ngay
  • Thẻ Meta Description có độ dài hợp lý

Độ dài của phần mô tả Meta chỉ nên trong khoảng 155-160 kí tự vì khi viết quá dài, thẻ mô tả không thể hiển thị hết nội dung, từ đó người dùng không thể hiểu được những thông tin mà người viết muốn truyền tải.

Do đó, để tăng tỷ lệ click chuột từ người dùng, bạn nên đặt những thông tin quan trọng ở đầu để tránh việc nó bị cắt đi.

  • Sử dụng đoạn mã phong phú

Đây là một yếu tố quan trọng và thu hút người dùng nhưng nhiều người thường bỏ qua. Bạn có thể sử dụng những đoạn mã thú vị như xếp hạng sao, lượng calo, thông tin sản phẩm, xếp hạng khách hàng, …để tăng sức hấp dẫn cho thẻ Meta.

su dung doan ma phong phu
Sử dụng đoạn mã phong phú
  • Không sử dụng các ký tự đặc biệt, đặc biệt là dấu ngoặc kép

Khi sử dụng dấu ngoặc kép trong mô tả Meta, Google sẽ hiểu đã hết nội dung và sẽ ngắt ở đoạn đó khiến nội dung bị cắt ngắn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn cần xóa tất cả các ký tự không phải chữ trong Meta Desciption.

Lưu ý: Nếu bạn bắt buộc phải dùng dấu ngoặc kép, bạn có thể sử dụng HTML Entity để thay thế.

Những chia sẻ trong ngành để tối ưu Meta Desciption hiệu quả

nhung chia se trong nghanh de toi uu meta description hieu qua
Những chia sẻ trong ngành để tối ưu Meta Desciption hiệu quả

Vậy khi đã viết xong một Meta Desciption, làm sao để biết được đoạn mô tả này có chuẩn SEO hay không? Một cách đơn giản nhất là bạn sử dụng công cụ Hey Meta, nó sẽ giúp bạn xem hồ sơ chia sẻ của website và xem hồ sơ chia sẻ này có đúng hay không. Các bước làm như sau:

  • Đầu tiên bạn nhận đường dẫn URL của trang web vào Input.
  • Hệ thống sau đó sẽ hiển thị cho bạn một thẻ xem trước những gì mà nó hiển thị trên mạng xã hội.
  • Nếu trang web của bạn không có thẻ Meta Description nào thì ở mục này sẽ không thấy có gì hiển thị.

Mặc dù thẻ Meta quan trọng nhưng có những trường hợp sẽ tốt hơn nếu không viết thẻ Meta. Nếu trang của bạn hướng đến mục tiêu người dùng truy cập từ khóa dài thì hãy để công cụ tìm kiếm lựa chọn văn bản cho mô tả Meta để sát với tìm kiếm người dùng hơn. Ngược lại, nếu bạn viết phần mô tả này không tốt, bạn có thể làm giảm sự liên quan của từ khóa cũng như truy vấn người dùng.

Sau khi đọc xong bài viết cách viết mà ATZ mang lại, bạn đã hiểu hơn về Meta Description là gì và những những cách viết Meta Description chuẩn SEO chưa? Hi vọng qua những kiến thức này, bạn có thể áp dụng để thu hút được người dùng đến với những sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận