7 cách giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) trên website

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Tám 6, 2022
cach giam ty le thoat trang

Hiện tại, Google đã cho ra hơn 200 yếu tố để xếp hạng trang web. Trong số đó, tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) là một chỉ số nói lên hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing cũng như ảnh hưởng đến kết quả SEO của doanh nghiệp.

Có bao giờ bạn đã rơi vào tình trạng dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng trang web, viết content chất lượng nhưng người dùng lại thoát ra và không mấy quan tâm đến nội dung cũng như những thông tin sản phẩm bạn đem đến chưa?

Đây có lẽ là một tình trạng khá phổ biến của dân SEO. Vì vậy, trong bài viết này ATZ sẽ hướng dẫn 7 cách giảm tỷ lệ thoát trang nhằm giữ khách hàng ở lại trên trang lâu hơn, từ đó thêm cơ hội tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu.

Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) là gì?

ty le thoat trang la gi
Tỷ lệ thoát trang là gì?

Tỷ lệ thoát trang có thể hiểu là khi người dùng truy cập đến một trang web để tìm kiếm nội dung nhưng thoát ngay mà không xem tiếp các nội dung khác có trên website của bạn.

Bounce Rate có cách tính như sau: Tỷ lệ phần trăm của tổng số khách chỉ xem một trang trên một phiên truy cập trong trang web trên rấ cả các phiên truy cập.

Bounce rate = Tổng số phiên chỉ xem 1 trang / Tổng toàn bộ số phiên được xem

Ví dụ: Website của bạn có 1000 người truy cập vào nhưng có đến 100 người chỉ xem một trang duy nhất rồi đóng. Lúc này, tỷ lệ thoát trang đang là 100/1000=10%.

Do đó, nếu trang web của bạn có tỷ lệ thoát trang càng thấp chứng tỏ nội dung bạn đem đến càng hữu ích cho người dùng.

Bạn có thể xem tỷ lệ thoát trang bằng cách vào Google Analytics > chọn mục Đối tượng > Tổng quan là có thể theo dõi được bounce rate trên website rồi.

Lý do khiến tỷ lệ thoát trang trên website tăng cao

ly do khien ty le thoat trang tren website tang cao
Lý do khiến tỷ lệ thoát trang trên website tăng cao

Để có những phương pháp khắc phục tỷ lệ thoát trang hiệu quả, bạn cần phải nắm rõ những nguyên nhân khiến người dùng không muốn ở trên trang web của bạn nữa. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Trang web của bạn có thiết kế giao diện không bắt mắt, thu hút khiến người dùng cảm thấy nhàm chán.
  • Tốc độ tải trang quá chậm khiến người dùng phải chờ đợi lâu.
  • Các danh mục trên website được thiết kế khó hiểu và rối mắt.
  • Nội dung bạn cung cấp không đem đến giá trị cũng như hữu ích cho người dùng.
  • Website không được tối ưu tốt trên các thiết bị di động như máy tính bảng, smartphone, …).
  • SEOer lựa chọn từ khóa SEO chưa phù hợp, chưa hướng đến người dùng.
  • Xây dựng hệ thống backlink không liên quan đến các yếu tố khác trên website.

Với những lý do này, người dùng sẽ có những hành vi sau được xem là thoát trang:

  • Nhấp vào nút “Quay lại” (back) để rời khỏi trang web hiện tại.
  • Đóng tab hoặc cửa sổ đang mở.
  • Nhấp vào liên kết một trang trên một website khác.
  • Nhập một địa chỉ URL mới trên thanh trình duyệt.
  • Không thể tải trang vì thời gian chờ của phiên quá lâu.

Hướng dẫn 7 cách giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) trên website

Tỷ lệ thoát trang càng cao càng gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quy trình SEO từ khóa của bạn. Do đó, ngoài việc xây dựng một nội dung chất lượng và chuẩn SEO, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

Tăng tốc độ tải trang web

tang toc do tai trang web
Tăng tốc độ tải trang web

Dù nội dung bạn mang đến có hay và thu hút đi chăng nữa nhưng nếu phải chờ đợi quá lâu để tải trang thì người dùng vẫn có xu hướng là đóng trang hoặc nhấn nút “Quay lại” để vào trang khác. Vì vậy, tăng tốc độ tải trang là yếu tố đầu tiên mà bạn cần thực hiện. Bạn có thể khắc phục nó bằng các cách:

  • Chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting phù hợp, VPS chất lượng, uy tín để quản lý hiệu suất trang web của bạn.
  • Nén và tối ưu hóa hình ảnh để giảm kích thước tệp, giảm dung lượng ảnh, từ đó trang web sẽ tải nhanh hơn. Một công cụ bạn có thể sử dụng là tinypng.com, nó có thể giúp giảm kích thước hình ảnh từ 25% đến 80%.
  • Giảm thiểu việc chuyển hướng trên website. Bạn có thể sử dụng công cụ lập bản đồ Patrick Sexton Redirect để phát hiện ra những chuyển hướng trùng lặp và xử lý.
  • Lưu vào bộ nhớ đệm để giảm thiểu các công việc cần thiết trên máy chủ.
  • Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt.
  • Tối ưu hóa và giảm các kích thước tệp CSS, JavaScript và HTML.
  • Vô hiệu hóa và loại bỏ các plugin không cần thiết.

Tối ưu và thay đổi thiết kế giao diện trang web để thu hút khách hàng

Một trang web chất lượng bao gồm nhiều yếu tố như giao diện đẹp, nhiều chức năng, cấu trúc code chuẩn SEO, giao diện code không nặng, …Do đó, một trang web sơ sài, bố cục lộn xộn, rối mắt là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang cao.

Dưới đây là những điểm trọng tâm để bạn cải thiện giao diện trang web của mình:

  • Tạo từng phần thông tin rõ ràng, dễ tìm thấy nhất và để tên tiêu đề sát với nội dung của trang.
  • Để các mục và các trang quan trọng lên trên và ở những nơi người dùng có thể dễ dàng thấy. Bạn cũng áp dụng theo quy tắc các mục quan trọng giảm dần từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
  • Xem xét định dạng ở mỗi trang và chắc rằng văn bản rõ ràng, dễ đọc; các đoạn vừa đủ số lượng từ, ít hoặc không yêu cầu cuộn thêm để xem các thông tin khác, …
  • Thêm các mẫu Form đăng kí hoặc kêu gọi hành động trên mỗi trang (CTA) để thúc đẩy khách hàng vào trang bán hàng của bạn.

Tăng tính thân thiện của website trên thiết bị di động

tang tinh than thien cua website tren thiet bi di dong
Tăng tính thân thiện của website trên thiết bị di động

Người dùng có thể sẽ rời khỏi website của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên nếu trang web được hiển thị trong trình duyệt dành cho thiết bị di động có cấu trúc lộn xộn, không đúng vị trí hay các phần tử website nằm ngoài phạm vi màn hình hiển thị. Đây là các cách bạn có thể tối ưu website trên nền tảng di động:

  • Bạn có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test để kiểm tra độ thân thiện của website với thiết bị di động. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp bạn biết được tốc độ tải trang trên máy tính và điện thoại với độ chính xác cao.
  • Kiểm tra lại tất cả các Multimedia (văn bản, âm thanh, video, hình ảnh, …) xem chúng đã hiển thị chính xác chưa.
  • Kiểm tra quá trình chuyển hướng trên website và cần chuyển hướng mọi trang trên máy tính đến trang chủ di động. Khi đó, công cụ tìm kiếm sẽ chỉ có một điểm truy cập duy nhất vào website trên thiết bị di động của bạn.
  • Gỡ bỏ Plugin trên website di động.
  • Sử dụng công cụ PageSpeed ​​Insights của Google để kiểm tra tốc độ load website trên thiết bị di động.
  • Kiểm tra mã nguồn xây dựng website trên các nền tảng di động.
  • Tối ưu lại URL trên website di động.

Xây dựng các liên kết nội bộ để kết nối các chuyên mục trên website

Trong một bài viết, liên kết nội bộ (Internal link) có vai trò giúp người dùng có thể kết nối với các bài viết, chuyên mục, trang chủ khác để mở rộng thông tin. Do đó, đây cũng là một yếu tố cần thiết để giảm tỷ lệ thoát trang trên website. Bạn xây dựng link liên kết, bạn chú ý các điểm sau:

  • Xây dựng link chứa nội dung chất lượng xoay quanh nội dung chính.
  • Đa dạng các Anchor Text, không chỉ là mỗi từ khóa SEO nữa mà bạn có thể sử dụng đường link trần hoặc hình ảnh. Đương nhiên là Anchor Text cũng cần có nội dung liên quan đến trang cần trỏ link.
  • Trỏ Internal link hướng về những thông tin cung cấp giá trị hữu ích đến người dùng.
  • Xây dựng menu trên đầu website để người dùng dễ trỏ vào các nội dung chính.
  • Xây dựng liên kết nội bộ dưới chân website với một số thông tin quan trọng như: chương trình đang diễn ra, điều khoản, chính sách, các dịch vụ chính, …
  • Sử dụng liên kết với một số lượng hợp lý.

Cài đặt mở tab mới cho những đường liên kết bên ngoài

Khi người dùng nhấp chuột vào liên kết bên ngoài nhưng không được mở tab mới. Đây là sự thiếu xót khá lớn khiến tỷ lệ thoát trang cao. Do đó, bạn có thể cân nhắc để cài đặt tiện ích này cho người dùng.

Một vài cách khác để giảm tỷ lệ thoát trang

Ngoài các cách trên, bạn có thể dụng thêm các phương pháp sau để giảm tỷ lệ Bounce Rate:

  • Giảm thiểu các quảng cáo xuất hiện gây khó chịu cho người dùng. Bạn có thể tối ưu quảng cáo ở các vị trí mà người dùng có thể chấp nhận được.
  • Thường xuyên xây dựng và cập nhật những nội dung mới lên website.
  • Nghiên cứu và phân tích để chọn đúng từ khóa SEO.
  • Không sử dụng kêu gọi hành động ép người dùng phải thực hiện.

Thông thường, tỷ lệ thoát trang trong mức chấp nhận được là từ 20 – 60%. Do đó, nếu bạn đang vô tình làm tăng tỷ lệ thoát trang trên website của mình thì hãy áp dụng những phương pháp mà chúng tôi đem đến để giảm tỷ lệ thoát trang một cách hiệu quả, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web mình nhé!

 

 

 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận