Cách triển khai Content Mapping hiệu quả chỉ với 5 bước

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Sáu 5, 2022
cach trien khai content mapping de phan phoi noi dung hieu qua

Làm thế nào để mỗi Content Marketer thoát khỏi tình trạng viết nội dung theo cảm tính, rời rạc và không đáp ứng đúng nhu cầu của người đọc? Đối với nhiều “còn ten tờ”, hoang mang, không biết viết gì là vấn đề khá phổ biến và thường xuyên gặp phải. Do đó, để có thể xây dựng được một chiến lược nội dung thống nhất và rõ ràng, mỗi doanh nghiệp cần có bản đồ nội dung hay còn được gọi là Content Mapping.

Đây là một công cụ giúp người làm nội dung hiểu rõ về đối tượng mục tiêu mình muốn hướng tới, về sở thích, mong muốn hay hành vi tiêu dùng của họ, từ đó đem đến những giải pháp “gãi đúng chỗ ngứa” cho khách hàng. Vậy Content Mapping là gì và cách triển khai Content Mapping hiệu quả? Bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết mà ATZ đem đến dưới đây!

Content Mapping là gì?

Content Mapping dịch ra theo nghĩa tiếng Việt là “bản đồ nội dung”. Nói một cách dễ hiểu, Content Mapping là một sơ đồ khái quát phác họa được chân dung và hành trình của khách hàng. Điều này giúp bạn biết được nhu cầu và thông tin khách hàng đang tìm kiếm, từ đó tạo ra được những nội dung và đưa ra các hoạt động Marketing phù hợp và tương ứng với từng giai đoạn mua của khách hàng.

Tại sao Content Mapping lại quan trọng đối với người làm Marketing?

Content Mapping là một yếu tố cần để giúp doanh nghiệp bám sát vào sở thích cũng như hành vi của người tiêu dùng theo từng giai đoạn. Từ đó giúp đưa ra những kế hoạch phân phối nội dung “đúng người đúng thời điểm”.

Giúp bạn thấu hiểu được khách hàng mục tiêu của mình

Content mapping giup ban thau hieu duoc khach hang muc tieu cua minh
Content mapping giúp bạn thấu hiểu được khách hàng mục tiêu của mình

Xuất phát điểm để xây dựng một Content Mapping hoàn chỉnh chính là dựa trên hành trình khách hàng. Do đó, khi xây dựng bản đồ nội dung, những Marketers sẽ hiểu rõ về chân dung cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp xác định được những Insight quý giá phục vụ cho việc sáng tạo nội dung và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng theo từng giai đoạn.

Phân nhóm khách hàng để chăm sóc, tiếp cận “đúng người, đúng thời điểm”

Content Mapping sẽ giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp là không biết phân nhóm khách hàng như thế nào cho hợp lý vì khách hàng ngày càng phân hóa đa dạng, họ có những sở thích, hành vi tiêu dùng không giống nhau và doanh nghiệp phải phục vụ tất cả họ.

Bên cạnh đó, từ Content Mapping, doanh nghiệp sẽ biết thời điểm nào để tập trung vào từng nhóm khách hàng khác nhau và có định hướng cho phù hợp.

Có cái nhìn bao quát về tất cả các nội dung bạn đang triển khai

Bản đồ nội dung được xem là một sơ đồ lớn cho chúng ta quan sát được những nội dung và hoạt động bên trong. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng phân loại nội dung theo từng danh mục, kiểm soát được nội dung, tránh tình trạng bỏ sót hay tận dụng lại những Content có giá trị.

Tối ưu hóa và đảm bảo chất lượng nội dung đã tạo

Nếu chỉ chạy theo số lượng mà không tập trung vào chất lượng chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, Content Mapping sẽ đảm bảo tất cả những nội dung bạn tạo ra đều hướng về một mục đích chung và phục vụ nó.

5 bước triển khai Content Mapping để phân phối nội dung hiệu quả

Để phân phối nội dung một cách có hiệu quả và đến đúng đối tượng khách hàng, bạn cần xây dựng một Content Mapping đạt chuẩn. Dưới đây là 5 bước để triển khai một bản đồ nội dung chuẩn nhất:

Dựa vào đặc điểm mua sắm để xây dựng chân dung khách hàng (buyer persona)

xay dung chan dung khach hang
Xây dựng chân dung khách hàng

Dựa vào đặc điểm mua sắm của một nhóm khách hàng, sau đó tìm điểm chung giữa họ là bạn đã có thể xây dựng chân dung của nhóm khách hàng đó. Với việc xây dựng chân dung khách hàng này, doanh nghiệp sẽ hình dung rõ về đối tượng mình muốn hướng đến và vạch ra những công việc có thể tiếp cận đến họ.

Một chân dung khách hàng thường có những đặc điểm sau:

  • Nhân khẩu học (Demographics): Độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, …
  • Vai trò chuyên môn (Professional Role): Ngành làm việc, chức vụ, quy mô công ty, …
  • Những khó khăn (Challenges): Vấn đề, nỗi đau, …
  • Những thói quen mua sắm
  • Đặc điểm tính cách, tâm lý, cách sống, …

Tái hiện lại hành trình mua sắm của khách hàng

Từ việc quan sát và thấu hiểu tâm lý, hành vi khách hàng, bạn hãy tái hiện và mô tả lại hành trình đưa qua quyết định mua hàng của họ. Về cơ bản, quá trình mua hàng của khách sẽ trải qua 5 giai đoạn: Nhận biết (Awareness), Tương tác (Engagement), Đánh giá (Evaluation), Mua sắm (Purchase), Hậu mua sắm (Post-purchase).

Tuy nhiên, trong quá trình mua sắm, tùy từng thời điểm mà người tiêu dùng sẽ tiếp xúc với nhiều thông tin và kênh bán hàng, từ đó phát sinh ra nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, tùy từng giai đoạn, Content Mapping cần phác thảo đúng trải nghiệm người dùng. Dưới đây là các yếu tố cần có ứng với mỗi giai đoạn:

  • Hành vi khách hàng: Những điều mà khách hàng tìm kiếm và cân nhắc ở mỗi giai đoạn.
  • Một loạt câu hỏi mà khách hàng đặt ra: Trước khi quyết định mua một sản phẩm, khách hàng đặt ra nhiều câu hỏi và cần lời giải đáp.

Ví dụ: Khi lựa chọn mua một loại sữa rửa mặt, khách hàng sẽ tự hỏi các câu hỏi: Mình nên lựa chọn hãng sữa rửa mặt nào? Da mình có hợp với loại này hay không? Các loại này khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự chênh lệch về giá như thế? …Khi doanh nghiệp xác định được những câu hỏi này, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những nội dung cung cấp giá trị mà họ muốn tìm kiếm, từ đó thương hiệu từ từ đi vào tâm trí của họ.

Xác định đúng nội dung thích hợp cho từng giai đoạn

xac dinh noi dung thich hop cho tung giai doan
Xác định đúng nội dung thích hợp cho từng giai đoạn

Trước khi bắt tay vào xây dựng những ý tưởng nội dung, bạn cần xác định mỗi giai đoạn sẽ ưu tiên cho một nội dung khác nhau để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Cụ thể là:

  • Giai đoạn nhận biết: Đây là giai đoạn kích thích và khơi gợi nhu cầu của khách hàng và giúp họ nhận biết vấn đề đang gặp phải. Trong giai đoạn này, bạn cần ưu tiên những nội dung cung cấp thông tin, kiến thức cho khách hàng như các bài PR, blog, …
  • Giai đoạn tìm hiểu: Sau khi khách hàng nhận thức rõ vấn đề mà bản thân đang gặp phải, họ sẽ chủ động tìm hiểu về sản phẩm, thương hiệu, công ty. Lúc này, bạn tiếp tục cung cấp cho họ những thông tin có lợi cho họ qua nội dung mạng xã hội, ebook, blog để duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
  • Giai đoạn đánh giá: Lúc này, doanh nghiệp cần thuyết phục và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị, đưa ra những ưu trội của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh, sử dụng số liệu, review hoặc Testimonials từ khách hàng trước đó để dễ thuyết phục khách hàng hơn.
  • Giai đoạn quyết định mua hàng: Đây là quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiếp xúc qua khách hàng mua sản phẩm. Nội dung đề cập đến trong giai đoạn này cần đánh thẳng vào vấn đề và giải quyết được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Các thông tin bạn cần cung cấp trong giai đoạn này như bản demo về sản phẩm, các câu hỏi thường gặp hoặc trang đăng kí tư vấn, …
  • Giai đoạn hậu mua sắm: Sau khi đã mua hàng, khách hàng thường đúc kết kinh nghiệm cho những lần kế tiếp. Do đó, bạn cần cung cấp cho người dùng những thông tin hỗ trợ người dùng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng duy trì các nội dung về ưu đãi, quà tặng, …

Rà soát, phân loại và đối chiếu nội dung

Sau khi đã viết xong nội dung, bạn cần tiến hành rà soát, đối chiếu và phân loại những nội dung mình đang có để tránh tình trạng nội dung thừa hoặc trùng lặp.

Để dễ dàng quản lý nội dung, bạn có thể lập bảng tổng hợp các thông tin như chủ đề, tiêu đề bài viết, ngày đăng bài, keywords chính, phụ, …Những điều này sẽ giúp bạn thống kê một cách cụ thể các nội dung để tránh bị trùng lặp, thừa thãi.

Phân phối chủ đề nội dung vào từng giai đoạn thích hợp

phan phoi chu de noi dung vao tung giai doan thich hop
Phân phối chủ đề nội dung vào từng giai đoạn thích hợp

Bước tiếp theo, bạn cần phân phối các nội dung topic theo từng giai đoạn thích hợp trong hành trình khách hàng. Dưới đây là những yếu tố cần xem xét để quyết định những content phù hợp trên bản đồ nội dung:

  • Ở một giai đoạn nhất định của hành trình khách hàng, mỗi nội dung sẽ tạo ra ảnh hưởng tốt nhất. Do đó, bạn cần xem xét mục đích, thông điệp, ý nghĩa muốn truyền tải của topic có phù hợp với giai đoạn đó hay không.
  • Cân nhắc xem nội dung đó yêu cầu người đọc làm gì tiếp theo. Tốt hơn hết nên để lời kêu gọi hành động ở cuối nội dung để điều hướng khách hàng đến giai đoạn tiếp theo, tăng chuyển đổi khách hàng.
  • Chú trọng đến chất lượng nội dung trước khi cho vào Content Mapping vì đôi khi sẽ có những ý tưởng không tương thích với chiến lược nội dung đã đề ra. Vì vậy, nếu chưa thỏa đáng với một ý tưởng nào đó, có thể ghi chú nó lại và sử dụng sau.

Khám phá và lấp đầy khoảng trống trong Content Mapping

Trước khi tiến hành sản xuất nội dung, người làm Marketing cần rà soát lại một lần nữa để xem có những ý tưởng nào chưa khai thác, khai thác chưa triệt để hoặc có khoảng trống nào rồi “lấp đầy” chúng.

Bạn không nhất thiết phải tạo ra một nội dung hoàn toàn mới mà có thể bổ sung thêm những đoạn có nội dung còn nông hoặc thông tin chưa làm thỏa mãn được khách hàng để giúp bài viết hoàn thiện hơn.

Để gắn bó với con đường làm Content Marketing, bạn không thể làm theo cảm tính được mà cần phải có những chiến lược nội dung. Để giúp bạn không bị bí ý tưởng, Content Mapping chính là “phao cứu sinh” giúp bạn có một kế hoạch rõ ràng, khoa học để xây dựng và phân phối những nội dung “đúng người đúng thời điểm”.

Hi vọng với những kiến thức Content mà ATZ mang đến trên đây, bạn luôn có thể đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng tiềm năng, đồng thời biến họ thành khách hàng trung thành và thành người truyền bá thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận