Cách cải thiện EAT cho SEO để tăng hiệu quả website

Đăng bởi: ATZ
Tháng Tám 1, 2022
EAT - nguyen tac danh gia cua Google

Để đánh giá chất lượng của một website, nó phải bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó EAT đã được Google khẳng định là yếu tố hàng đầu và không thể nào thay thế được. Đến nay, EAT trở thành một thuật ngữ phổ biến của dân Marketing và là cơ sở để giúp trang web có lên Top hay không.

Vậy EAT là gì và làm thế nào để cải thiện EAT cho SEO? Những kiến thức mà ATZ mang đến dưới đây sẽ giúp các SEOer hiểu được những vấn đề xoay quanh và tầm quan trọng của nó, từ đó bạn sẽ biết cách để giúp trang web cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng độ uy tín.

EAT là gì?

EAT là viết tắt của 3 thuật ngữ: Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Đây chính là 3 nguyên tắc mà Google sử dụng để đo lường và đánh giá mức độ uy tín của trang web hoặc thương hiệu.

Vì Google luôn mong muốn mang đến cho người dùng những thông tin chất lượng và hữu ích nhất. Do đó, để trang web đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, bạn cần cải thiện EAT cho SEO và tuân thủ các nguyên tắc của Google.

Google đánh giá chất lượng website qua nguyên tắc EAT như thế nào?

Đối với Google, EAT chính là yếu tố quan trọng để đo lường được giá trị cũng như mức độ tin cậy của một trang web. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ Google có những nguyên tắc đánh giá EAT như thế nào, từ đó biết cách để xây dựng được một nội dung chất lượng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Dưới đây là 3 tiêu chí bạn cần nắm rõ để cải thiện chất lượng trang web của mình.

Expertise (Chuyên môn)

tinh chuyen mon
Tính chuyên môn

Để đáp ứng được tiêu chí về chuyên môn này, những nội dung trên trang web của bạn cần cung cấp kiến thức sâu rộng hoặc kỹ năng về một lĩnh vực cụ thể để có thể mang đến cho người dùng những thông tin hữu ích nhất. Google sẽ đánh giá tiêu chuẩn này ở mức độ nội dung và tìm kiếm nội dung được tạo bởi chuyên gia để cung cấp cho người dùng.

Đối với các trang YMYL (Your Money or Your Life), tính chuyên môn sẽ được đánh giá bằng trình độ học vấn và bằng cấp của người sáng tạo nội dung.

Ví dụ: Một chuyên gia về SEO sẽ có kinh nghiệm để viết về quy trình SEO Onpage hơn là một người chỉ đọc những bài viết được đăng trên facebook.

Ngược lại, với các chủ đề không thuộc YMYL, người viết chỉ cần thể hiện được quan điểm sống cũng như kinh nghiệm cá nhân của mình.

Mặc dù mang tính chuyên môn cao nhưng bạn không nên truyền đạt những kiến thức này một cách khô khan mà cần tìm cách để truyền tải thật thu hút. Người dùng không chỉ muốn tìm kiếm thông tin mà cần được truyền tải một cách dễ hiểu và thuyết phục nhất. Google không chỉ so sánh về độ chuyên môn mà còn nhiều yếu tố khác để xếp hạng website trên thanh tìm kiếm như:

  • Thời gian người dùng ở trên trang (Time on page)
  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate)
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại trang (Returning customer rate)
  • Tỷ lệ khách hàng thực hiện các hành động trên trang như đăng kí mua hàng, điền form thông tin, …

Authoritativeness (Thẩm quyền)

Với tiêu chí thẩm quyền, Google yêu cầu trang web của bạn xác thực đầy đủ mọi thông tin, kể cả tên tác giả. Bên cạnh đó, những kiến thức và kỹ năng mà website bạn cung cấp phải chính xác, sâu sắc và có giá trị. Công cụ tìm kiếm đánh giá tính thẩm quyền chỉ khi nào những người khác công nhận chuyên môn của bạn (có thể cùng hoặc không cùng ngành).

Cách tốt nhất để đánh giá một website qua tính thẩm quyền là tìm hiểu xem người dùng hay các chuyên gia nghĩ gì qua website đó bằng các dữ liệu như: tài liệu tham khảo, reviews, các bài báo, thông tin đáng tin cậy của các cá nhân viết về trang web, khuyến nghị từ các chuyên gia, …

Ví dụ: Trang Wikipedia là một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy mà Google luôn hướng đến.

Trustworthiness (Tính đáng tin cậy)

tinh dang tin cay
Tính đáng tin cậy

Google có một số nguyên tắc để đánh giá về độ tin cậy của một website vì nó liên quan đến tính hợp pháp, minh bạch, chính xác của trang web và các nội dung mà nó đem đến. Chính vì những điều này, bạn cần đảm bảo các yếu tố về trang web như độ bảo mật, profile link nội bộ, chất lượng tổng quan của trang, đánh giá, …

Dựa vào việc xem xét trang web này có nêu rõ người chịu trách nhiệm về nội dung chính được xuất bản hay không mà người thẩm định website sẽ đánh giá được trang web này có đáng tin cậy hay không. Đặc biệt với các trang YMYL cần có độ tin cậy cực kì cao, vì đó Google cần thông tin người chịu trách nhiệm cho bài viết để thoả mãn người đọc.

Ví dụ: Với một website giao dịch tài chính nhưng chỉ cung cấp mỗi email và địa chỉ thì khi khách hàng gặp vấn đề về giao dịch, họ rất khó để nhận được sự hỗ trợ. Google sẽ không đánh giá cao những trang web này.

Cách cải thiện EAT cho SEO

cach cai thien eat cho seo
Cách cải thiện EAT cho SEO

Google đã đưa ra những nguyên tắc EAT để đánh giá chất lượng của website. Do đó, việc tối ưu và cải thiện EAT cho SEO không quá khó khăn và phức tạp. Bạn có thể áp dụng những cách làm này để có thể nâng thứ hạng cho website của mình.

Các bước để sáng tạo nội dung chuyên môn cho website:

  • Đầu tiên bạn cần phải nghiên cứu từ khoá để có thể cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích mà họ đang tìm kiếm. Để nghiên cứu từ khoá một cách chính xác, bạn tìm hiểu ý định người dùng (Search Intent) để biết được người dùng đang mong muốn và quan tâm điều gì, từ đó tạo nên được những nội dung thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của họ.
  • Xác định dạng content mà bạn muốn truyền tải đến người dùng để có thể mang kiến thức đến cho họ một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Ngoài việc sử dụng các công cụ trực quan như hình ảnh, video để thu hút người dùng, bạn cũng cần cân bằng giữa việc truyền tải những kiến thức chuyên môn với giọng văn đơn giản.
  • Chèn thêm các liên kết (Internal link) để điều hướng người dùng qua những kiến thức liên quan để đáp ứng truy vấn của họ.

Cách cải thiện tiêu chí thẩm quyền cho website:

  • Google rất đề cao về số lượng link liên kết nên bạn cần xây dựng nhiều liên kết bao gồm cả Backlink và Internal link. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo những liên kết này có chất lượng cao.
  • Xây dựng và thu thập những review tốt cho trang web của bạn.
  • Liên tục kiểm tra thông tin trên website và cập nhật những thông tin mới một cách kịp thời.

Cách để cải thiện tính đáng tin cậy trên website:

  • Cung cấp những thông tin của chủ sở hữu hay người có thẩm quyền trên website rõ ràng và chi tiết.
  • Sử dụng vị trí thực tế để liên kết với trang web. Có thể là địa chỉ của cửa hàng hay văn phòng của bạn.
  • Triển khai đúng HTTPS để đảm bảo mọi dữ liệu đều được bảo mật. Thông tin mà khách hàng nhập vào sẽ không bị một bên thứ 3 ăn cắp.
  • Cung cấp đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm và các lưu ý về độ an toàn nếu trang web của bạn là trang bán hàng. Nếu trang của bạn đang chia sẻ kiến thức thì nên đưa thông tin của tác giả và trích các nguồn dẫn bên ngoài vào. Đặc biệt, bạn nên liên kết với các trang web có thẩm quyền khác để giúp website của bạn uy tín hơn trong mắt Google và người dùng.

EAT là yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn. Do đó, đây là kiến thức cần phải nghiên cứu sâu mà các SEOer cần quan tâm để có thể cải thiện EAT trong SEO, đưa website lên top và xây dựng uy tín trong mắt người dùng.

Tuy nhiên, những yếu tố chuyên môn, thẩm quyền hay tính đáng tin cậy đều cần thời gian để nuôi dưỡng. Do đó, bạn cần kiên nhẫn trong việc xây dựng Content chất lượng cũng như tối ưu để tăng thứ hạng trên Google Search. Bạn có thể truy cập vào những kiến thức Marketing mà ATZ mang đến để hiểu rõ hơn!

ATZ
Với ATZ Agency, giải pháp Marketing trên hệ thống Digital. Chúng tôi tập trung vào những gì cần thiết và cốt lõi, đồng hành cùng doanh nghiệp

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận