12 chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo bạn không nên bỏ qua

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 16, 2023
do luong hieu qua quang cao

Trong lĩnh vực marketing, việc đo lường hiệu quả quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình. Tuy nhiên, công việc này thường không đơn giản và có thể gặp phải nhiều thách thức. Khi không đo lường được hiệu quả quảng cáo sẽ dẫn đến việc sử dụng ngân sách một cách không hiệu quả hoặc đầu tư vào các kênh quảng cáo không phù hợp.

Do đó trong bài viết này, ATZ sẽ cùng bạn đi sâu tìm hiểu về các phương pháp đo lường hiệu quả quảng cáo, từ đó giúp các doanh nghiệp đánh giá và cải thiện trong tương lai nhé!

Tại sao cần phải đo lường quảng cáo?

Quảng cáo là một trong những hoạt động chính giúp hoạt động kinh doanh của các tổ chức được diễn ra thuận lợi. Một chiến dịch quảng cáo hiệu quả có thể thu hút nhiều khách hàng mới, tạo ra nhiều tệp khách hàng tiềm năng, cải thiện nhận thức về thương hiệu và tăng doanh thu.

Giống như việc bạn mở một cửa hàng bánh ngọt, dù bánh có ngon đến cỡ nào nếu không được thông qua lời giới thiệu, trải nghiệm khách hàng, quảng cáo cho thương hiệu của bạn thì chắc rằng cửa hàng bánh của bạn sẽ không thể “phất lên”. Hoặc nếu có phát triển thì đó cũng là một quảng thời gian rất dài. Vì vậy, tại sao bạn không áp dụng quảng cáo vào công việc mà bạn đang hướng tới để hoàn thành nó một cách thuận lợi nhất?  

Đo lường hiệu quả quảng cáo giúp bạn hiểu tác động và phạm vi tiếp cận của chiến dịch, cho phép bạn tối ưu và xác định điều gì hiệu quả và không hiệu quả đối với các chiến lược quảng cáo của mình. Các chiến dịch quảng cáo tuyệt vời sẽ tồn tại lâu dài, và mang nhiều giá trị tích cực cho một thương hiệu.

Một số cách đo lường hiệu quả quảng cáo

Đo lường thông qua các kênh Social Media 

do luong quang cao hieu qua thong qua cac kenh social media
Đo lường quảng cáo hiệu quả thông qua các kênh Social Media

Tận dụng lợi thế sự phát triển, sức lan tỏa của Social Media các doanh nghiệp coi đây là một phương tiện hữu ích nhằm để quảng bá thương hiệu của mình. Trên Social Media người dùng được tự do thảo luận, trình bày những quan điểm cá nhân vì vậy các doanh nghiệp phải tận dụng làm sao cho chỉ số người thảo luận cao nhất.

Bên cạnh những chỉ số đo lường mà chúng ta thường thấy như lượt tương tác, người xem, lượt theo dõi thì chúng ta còn cần những chỉ số cao hơn để có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Một số cách đo lường hiệu quả thông qua Social Media

  • Thảo luận của khách hàng: Như đã nói ở việc thảo luận, đánh giá của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp là điều rất quan trọng, giúp doanh nghiệp định hình được sự thiếu sót và điểm mạnh cần phát huy của mình trong chiến dịch quảng cáo. Những ý tưởng truyền thông tốt sẽ thu về lượt thảo luận đánh giá cao.
  • Chỉ số cảm xúc của khách hàng: Là thái độ yêu, thích, ghét của khách hàng đối với chiến dịch đó. Sentiment đã phân chia tổng hợp và rút ra được thành 3 nhóm cảm xúc: Tích cực, tiêu cực, và trung lập. 

Trong đó:

Điểm là +1: nghĩa là chiến dịch mang lại cảm xúc tích cực trên tổng thảo luận.

-1: Chiến dịch tạo cảm xúc tiêu cực trên tổng thảo luận

0: Chiến dịch tạo hiệu quả trung lập trên tổng thảo luận

Đo lường hiệu quả quảng cáo thông qua Google Analytics

Google Analytics là một công cụ đo lường hiệu quả marketing do ông lớn Google sáng lập ra, nó cung cấp các số liệu từ việc phân tích các trang Web từ đó tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và mục tiêu tiếp thị. 

Google Analytics được sử dụng để theo dõi hiệu suất trang web và thu thập thông tin chi tiết về truy cập của khách hàng. Nó có thể giúp các tổ chức xác định các nguồn lưu lượng truy cập của người dùng hàng đầu, đánh giá mức độ thành công của các hoạt động và chiến dịch tiếp thị của họ, theo dõi tiến trình mục tiêu.

Các trang web bán lẻ vừa và nhỏ thông thường sử dụng Google Analytics để thu thập và phân tích các hoạt động phân tích khác nhau của khách hàng , có thể được sử dụng để cải thiện các chiến dịch tiếp thị, kết thúc lưu lượng truy cập trang web và giữ chân khách truy cập tốt hơn.

Đo lường thông qua Email Marketing

do luong thong qua Email Marketing
Đo lường thông qua Email Marketing

Chúng ta có thể đo lường hiệu quả Email Marketing thông qua một vài chỉ số như sau: 

  • Tổng số lượt mở: Nghĩa là càng nhiều lượt mở email thì người dùng càng quan tâm đến nội dung/sản phẩm ở trong email đó.
  • Tỷ lệ phản hồi email: Dùng để đo lường tính hiệu quả của Email Marketing. Người dùng có thể trực tiếp nhấp vào liên kết, trả lời, hoặc liên lạc theo các phương thức email đề cập.
  • Tỷ lệ đánh dấu spam; Thực hiện chiến dịch quảng cáo thông qua Email Marketing thì doanh nghiệp phải lưu ý đến những nguyên nhân dẫn đến email bị đánh dấu spam như: Tiêu đề không rõ ràng, lặp lại nội dung quảng cáo quá nhiều lần.
  • Phân tích tính hiệu quả của Email Marketing: Doanh thu có tăng hay không? Tệp khách hàng từ Email Marketing có chuyển đổi thành khách hàng thực tế hay không? Nếu doanh nghiệp của bạn làm được hai yếu tố này thì có thể cho rằng chiến dịch quảng cáo thông qua email marketing là thành công.

Thiết lập và theo dõi chiến dịch thông qua hashtag

Hashtag là một từ hoặc một chuỗi các từ nối tiếp nhau, trước nó là một dấu #. Ví dụ #covid19. Không khó khi chúng ta  thấy được các hashtag trên các trang mạng xã hội. Mục đích để nhóm các thông tin cùng chủ đề lại với nhau để người dùng dễ dàng tìm kiếm. Do vậy các doanh nghiệp thường sử dụng hashtag với mục tiêu nhằm lan tỏa những sản phẩm dịch vụ của mình đến dôi tượng khách hàng quan tâm nó.

Một số tips sử dụng hashtag đem lại hiệu quả quảng cáo như:

  • Hashtag phải ngắn gọn, không được trùng lặp, khác biệt tạo nên sự đặc biệt.
  • Hashtag luôn gắn tên thương hiệu để khách hàng hình dung được đó là sản phẩm đến từ thương hiệu nào
  • Tạo thẻ tag kêu gọi cộng đồng 
  • Tạo thẻ tag trend và có thể lên xu hướng

12 chỉ số cần nắm khi đo lường hiệu quả quảng cáo

cac chi so can nam khi do luong hieu qua quang cao
Các chỉ số cần nắm khi đo lường hiệu quả quảng cáo

 Impression (lượt hiển thị)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tần suất sự xuất hiện của quảng cáo/nội dung của bạn được hiển thị mà người dùng không cần click chuột vào vẫn có thể nhìn thấy đó. Mỗi lần người dùng mở một trang web hay ứng dụng nào thì quảng cáo đó có thể được hiển thị.

Công thức tính Impression: Impression = Reach * Frequency

Click (lượt nhấp chuột)

Theo nghĩa thông thường, Click là nhấp chuột. Trong Marketing Click là dịch vụ quảng cáo có trả phí sau mỗi lần nhấp chuột, tiêu biểu là Google Adwords. Tỉ lệ nhấp chuột trong Marketing có thể đo lường được chiến dịch quảng cáo này có thành công hay không.

Frequency (tần suất)

Trung bình quảng cáo đó hiển thị với người dùng là bao nhiêu. Người dùng nhìn thấy quảng cáo/ nội dung đó bao nhiêu lần thì sẽ được tính bấy nhiêu lần hiển thị.

Công thức tính Frequency:

Frequency = Impressions/ Unique Users

Reach (lượt tiếp cận)

Reach là tổng số người tiếp cận được quảng cáo, nội dung của bạn.

Leads (khách hàng tiềm năng)

Là các đối tượng khách hàng thường xuyên phản hồi quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ cung cấp các thông tin về dịch vụ của bên mình nếu khách hàng có sự quan tâm để có thể chuyển đổi từ lead thành các khách hàng thực tế mang lại lợi nhuận thực tế cho doanh nghiệp. 

CTR (tỷ lệ nhấp chuột)

CTR (ty le nhap chuot)
CTR (tỷ lệ nhấp chuột)

CTR là tỷ lệ người dùng click chuột vào đường link. Đây là thang đó cơ bản giúp bạn nhận biết được thành quả của chiến dịch quảng cáo hiển thị và tính hiệu quả của nội dung quảng cáo.

CTR đạt càng cao, có nghĩa là có nhiều người đã xem và click vào quảng cáo của bạn, từ đó chất lượng quảng cáo sẽ càng cao và mang lại sự thành công cho quảng cáo PPC, quảng cáo sẽ được hiển thị nhiều trên trang của người dùng, và duy trì vị trí quảng cáo với chi phí thấp nhất

CPM 

CPM ( Cost Per Thousand) là loại hình quảng cáo mà bạn phải trả tiền khi quảng cáo/nội dung đó hiển thị đến 1000 lần dù người dùng có nhìn thấy hay không. 

Ví dụ: Tổng số tiền bạn chi trả cho gói quảng cáo là 20 triệu đồng, quảng cáo của bạn nhận về 1 triệu lượt xem. Vậy chi phí quảng cáo CPM sẽ là: 20 triệu/(1 triệu/1000)=20.000đ

CPC (số tiền phải trả cho mỗi lần nhấp chuột)

CPC có công thức: Số tiền phải trải/lượt kích = CPC. Như vậy CPC là chi phí mà chúng ta phải trả sau mỗi lần người dùng click chuột vào một linh quảng cáo, sản phẩm mà họ quan tâm.

Conversion 

Conversion nghĩa là hành động chuyển từ hành vi này sang hành vi khác. Trong Marketing Conversion là chuyển từ tệp khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế, sử dụng và mua sản phẩm/ dịch vụ từ doanh nghiệp.

Conversion rate 

Là tỉ lệ người trong tệp khách hàng tiềm năng sẵn sàng mua và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp.

Cost per conversion (chi phí tính cho mỗi lần chuyển đổi)

Là chi phí cho mỗi lần chuyển đổi.

ROAS 

Là lợi nhuận thu về dựa trên chi phí quảng cáo.

ROAS có công thức:

ROAS ( %) = ( Doanh thu ( chưa trừ chi phí)/ chi phí quảng cáo) * 100 

Mong rằng những kiến thức trên đây có thể giúp bạn thành công trong việc đo lường hiệu quả quảng cáo để thúc đẩy chiến dịch Marketing của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan