Tổng hợp kiến thức về Pay-Per-Click (PPC) mới nhất 2022

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Sáu 12, 2022
tong hop kien thuc ve pay per click

Ngoài việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), xây dựng nội dung và đăng bài về sản phẩm/dịch vụ của mình trên các blog, Fanpage hay các nền tảng mạng xã hội khác thì việc lựa chọn quảng cáo PPC (Pay – Per – Click) là một yếu tố bạn không nên bỏ qua để có thể thu hút các đối tượng mục tiêu, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng nhanh chóng trong thời đại 4.0 như hiện nay.

PPC là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với dân Marketing. Tuy nhiên nó là gì và hoạt động như thế nào để bạn có thể nhắm đến khách hàng mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả nhất? Bài viết của ATZ đem đến dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các kiến thức cơ bản của Pay Per Click và cách thức để thực hiện nó một cách chi tiết.

Pay-Per-Click (PPC) Là gì?

PPC được hiểu đơn giản là mô hình quảng cáo trên Internet có trả tiền. Các nhà quảng cáo có thể cho phép quảng cáo của mình hiển thị trên kết quả của công cụ tìm kiếm nhưng phải trả một khoản chi phí khi các quảng cáo của họ được nhấp. Giá của mỗi lần nhấp chuột thường phụ thuộc vào giá thầu của bạn tại phiên đấu giá trực tuyến. Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn, nó sẽ đưa họ đến trang web hoặc trang đích (landing page). Lúc này, sẽ có một khoản chi phí được tính sau khi nhấp.

Một số nơi có thể đặt quảng cáo PPC như: Công cụ tìm kiếm (Google, Bing, …), mạng xã hội (Facebook, Tᴡitter, LinkedIn, …) hoặc quảng cáo banner.

4 bước tạo quảng cáo Pay Per Click (PPC) chất lượng

Mặc dù sử dụng quảng cáo PPC rất hiệu quả trong việc tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhưng hình thức này khá tốn kém. Do đó mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu và có những bước tạo lập quảng cáo PPC chất lượng để tiết kiệm cho phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích của doanh nghiệp

pay per click la gi? Xac dinh muc dich doanh nghiep
Pay Per click là gì? Xác định mục đích doanh nghiệp

Để có những sự chuẩn bị và kế hoạch thích hợp, đầu tiên bạn cần phải mường tượng được trong đầu rằng kết quả sẽ đạt được sau khi hoàn thành công việc này là gì? Đối với hình thức quảng cáo Pay Per Click cũng vậy, nó không phải là chạy theo trào lưu nhưng doanh nghiệp cần xác định rõ khi đầu tư vào đó thì sẽ đem lại những lợi ích gì. Dưới đây là những lợi ích mà PPC mang lại khi bạn sử dụng nó một cách hiệu quả:

  • Hiệu quả về chi phí: Mặc dù bạn phải trả một khoản phí để quảng cáo nhưng sẽ đảm bảo được rằng các quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm cũng như trên các nền tảng khác. Việc này giúp bạn tiết kiệm chi phí so với các hình thức quảng cáo khác như truyền hình hay báo in nhưng vẫn tiếp cận đúng với các đối tượng mục tiêu.
  • Đem lại kết quả nhanh chóng: Một điểm khác biệt so với SEO là bạn không cần mất nhiều thời gian và công sức để đầu tư quá nhiều về mặt nội dung hay tối ưu từ khóa. Pay Per Click sẽ nhanh chóng tạo quảng cáo và thực hiện các chiến dịch tiếp cận khách hàng tiềm năng. Do đó, bạn có thể nhìn thấy được kết quả nhanh hơn qua traffic, ROI (tỷ lệ lợi nhuận) hay tỷ lệ chuyển đổi, …từ chiến dịch.
  • Phân khúc thị trường và nhắm đúng đối tượng mục tiêu: Khi sử dụng PPC, các doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng dựa trên nhân khẩu học, từ khóa, vị trí, …Những điều này giúp xác định đối tượng mục tiêu một cách chính xác và đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn đến với họ.
  • Dễ dàng theo dõi hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua các chỉ số như CTR (tỷ lệ nhấp chuột), số lần hiển thị hay tỷ lệ chuyển đổi từ PPC mang lại, bạn cũng có thể đánh giá hoạt động quảng cáo của mình đang hiệu quả hay không, từ đó có kế hoạch cải thiện chúng.

Sau khi đã xác định được mục đích, bạn cần đặt ra mục tiêu và lượng hóa mục tiêu bằng các KPI để hoàn thành hiệu quả.

Bước 2: Tạo lập chiến dịch quảng cáo

tao lap chien dich quang cao
Tạo lập chiến dịch quảng cáo

Trước khi lên kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo, bạn cần tạo một tài khoản trên Google Adᴡordѕ. Sau đó, dựa vào sự trợ giúp của các công cụ sau để tạo nên một chiến dịch hiệu quả vì một chiến dịch sẽ có các nhóm quảng cáo khác nhau và mỗi nhóm quảng cáo là các từ khóa và giá thầu đối với từ khóa đó khác nhau.

Keуᴡordѕ Reѕearch

Để biết chúng ta có đang có đưa từ khóa đúng với nhu cầu người tìm kiếm hay không là cần nghiên cứu chúng. Bạn có thể sử dụng 2 công cụ giúp đỡ trong giai đoạn này là Keyword PlannerGoogle Trends.

  • Keуᴡord Planner: Giúp người dùng xác định được lượt tìm kiếm của từ khóa trung bình trong một tháng và mức độ cạnh tranh của từ khóa đó.
  • Google Trendѕ: Đây là một công cụ miễn phí giúp chúng ta xem thống kê lượt tìm kiếm của từ khóa, đồng thời còn đưa ra bảng so sánh từ khóa theo xu hướng và theo từng thời gian để biết được mức độ quan tâm của từ khóa đó như thế nào, bao giờ tăng cao hay bao giờ giảm xuống thấp.

Ad Copy

Sau khi đã nghiên cứu được từ khóa để đưa đến cho người dùng, bạn cần tạo nên chữ hiển thị trên quảng cáo (Ad Copу). Dưới đây là 3 phần bạn cần lưu ý:

  • Tiêu đề quảng cáo (chứa 25 kí tự)
  • URL hiển thị (chứa 35 kí tự)
  • 2 đoạn miêu tả (mỗi đoạn chứa 35 kí tự).

Bên cạnh đó, khi tạo nên Ad Copy, bạn cũng cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:

  • URL phải dẫn đến đúng địa chỉ cần hiển thị.
  • Kí tự cho từng phần không được vượt quá giới hạn.
  • Cần trình bày chính xác về sản phẩm.
  • Không sử dụng các kí tự đặc biệt và các thuật ngữ về thương hiệu.
  • Không được chứa từ “Click”.

Một trong những cách để tìm ra ad hiệu quả nhất nhằm mục đích mở rộng thêm các phần quảng cáo về sản phẩm liên quan là cho chạy thử 2-3 quảng cáo trong một nhóm.

Landing Page

Sau khi khách hàng nhấp vào URL trên quảng cáo sẽ hiện ra một trang đích (Landing Page). Về mặt hình thức, khi thiết kế Landing Page, bạn cần gói gọn nội dung chỉ trong vòng một trang để tránh việc người dùng phải lướt thêm mới có thể xem hết thông tin. Vì thông thường người dùng chỉ mất trung bình 8 giây để nhìn vào trang, nếu hình thức không gây thiện cảm với người dùng, họ sẵn sàng thoát ra ngay. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy tắc bố cục hình chữ F (F-laуout) để thiết kế phù hợp và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Bên cạnh hình thức, về mặt nội dung, Landing Page cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Nội dung hữu ích và mang lại giá trị cho người dùng.
  • Thông tin minh bạch, chính thống và đáng tin cậy.
  • Nội dung phù hợp với từ khóa tìm kiếm.
  • Sử dụng tên sản phẩm và hình ảnh rõ ràng, nổi bật.
  • Cần ít hơn 3 click để chuуển đổi thành khách hàng.

Tham khảo thêm: 4 bước viết content facebook thu hút, tăng lượng tương tác

Google Diѕplaу Netᴡork

Đây là một phương pháp quảng cáo thường được các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ của mình bằng cách hiển thị banner trên các trang web thuộc chương trình đối tác Google Adѕenѕe như: Zing, Youtube, 24h, Tuổi trẻ, Dân trí, …

Với hình thức này, bạn có thể chọn trả phí bằng 2 cách: Theo lượt click (PPC) hoặc 1000 lần hiển thị (CPM – Coѕt Per Mile) đều được.

Remarketing

Khi những khách hàng mục tiêu click vào ad chứng tỏ quan tâm đến sản phẩm nhưng chưa dẫn đến hành động mua hàng, họ sẽ được Remarketing (có nghĩa là “tiếp thị lại”). Lúc này, bạn đưa thông điệp quảng cáo của mình tiếp cận với nhóm khách hàng này theo một tần suất lớn như một ngày, một tháng hay một năm. Do đó, khi khách hàng truy cập vào bất kì trang web nào cũng có khả năng nhìn thấy quảng cáo của bạn, từ đó mà cơ hội tiếp cận với họ lớn hơn.

Bước 3: Quản lý các quảng cáo Pay Per Click (PPC)

quan ly cac quang cao pay per click
Quản lý các quảng cáo Pay Per Click (PPC)

Xem xét và điều chỉnh để sử dụng hiệu quả ngân sách là công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi chạy PPC một thời gian nhất định. Do đó, bạn cần xét đến các điểm sau:

  • Cần cân nhắc nhóm từ khóa/hoạt động quảng cáo nào hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều khách hàng trong thời gian vừa qua để tăng giá thầu và ngược lại.
  • Trước khi gỡ bỏ quảng cáo cần giảm giá thầu xuống.
  • Nếu doanh thu của doanh nghiệp không tăng mặc dù luôn hiển thị ở vị trí đầu tiên, bạn cần cân nhắc trong việc sử dụng PPC.

Bước 4: Phân tích và đối chiếu KPI

phan tich va doi chieu kpi
Phân tích và đối chiếu KPI

Một trong những công cụ giúp ích cho việc phân tích hiệu quả hoạt động PPC của doanh nghiệp là Google Analуticѕ. Công cụ này cho bạn biết được các thông tin cần thiết như lượt truy cập, thời gian người dùng ở lại trên trang, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ phản hồi, …Ngoài ra, nó còn giúp lọc view ảo và đánh giá website của bạn, từ đó giúp bạn nhận biết “sức khỏe” website của mình và đưa ra các kế hoạch điều chỉnh thích hợp.

Tham khảo thêm: 5 chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả content trong Google Analytics

Phân biệt giữa PPC và SEO

Có nhiều câu hỏi rằng có nên sử dụng PPC thay cho SEO không? Tuy nhiên, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào mục đích và chiến lược của doanh nghiệp. Giữa PPC và SEO có các điểm khác biệt như:

  • Vị trí trong kết quả tìm kiếm: PPC luôn giữ vị trí đứng đầu bằng cách trả phí cho mỗi lượt click. SEO có thể lên vị trí đầu trang bằng các phương pháp tối ưu và không cần trả phí.
  • Giá cả: Chi phí của PPC cao hơn SEO nhưng lượng traffic không nhiều và chất lượng bằng SEO nếu xét về lâu dài.
  • Lượng truy cập tiềm năng: PPC có thể nhận được nhiều truy cập hơn và số tiền cần trả cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể duy trì thứ hạng của SEO trong top 5 liên tục, bạn vẫn có thể tăng thứ hạng từ khóa miễn phí.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Vì PPC nhắm chính xác đến khách hàng trực tiếp quan tâm nên sẽ mang lại khả năng chuyển đổi (mua hàng, đăng kí thành viên, …) cao hơn so với SEO.

Pay Per Click (PPC) là một hình thức quảng cáo có khả năng mang lại traffic và tạo ra chuyển đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng một cách hiệu quả PPC, mỗi Marketers cần phải hiểu rõ về nó, từ đó mà đưa ra những chiến lược thích hợp. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có những hiểu biết về PPC và cách tạo lập nên một chiến dịch Pay Per Click hiệu quả.

 

 

 

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận