Tổng quan kiến thức cơ bản về Digital Marketing

Đăng bởi: Thanh Quý
Tháng Ba 6, 2023
kien thuc co ban ve digital marketing

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ đã có những ảnh hưởng rất lớn về thói quen cũng như hành vi của người tiêu dùng, từ đó giúp thúc đẩy tối đa sự phát triển của ngành nghề Digital Marketing. Đây cũng là một lĩnh vực khá mới mẻ trong Marketing, chính điều này đã hấp dẫn, thu hút đông đảo các bạn trẻ năng động quan tâm và lựa chọn phát triển cho sự nghiệp của mình.

Vấn đề được đặt ra: “Với dân trái ngành liệu có thể học và làm Digital Marketing được hay không?” Câu trả lời cho các Digital Marketer thế hệ tương lai là “hoàn toàn có thể”. Nếu như bạn đang làm trái ngành đang mong muốn tìm hiểu về kiến thức cơ bản về Digital Marketing, thì nhất định đừng bỏ qua bài viết này. 

Tại sao chúng tôi lại nói vậy, bởi vì trong toàn bộ bài viết này, chúng tôi sẽ tóm lược một cách đầy đủ và chi tiết nhất tổng quan kiến thức cơ bản về Digital Marketing cần nắm vững của một Digital Marketer mà ngay cả các bạn trái ngành cũng có thể hiểu được. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin được ATZ cung cấp sau đây nhé!

Kiến thức cơ bản về Digital Marketing là gì?

digital marketing la gi
Digital Marketing là gì?

Với xu hướng phát triển của ngành công nghệ như ngày nay, thì Digital Marketing là một phần rất quan trọng không thể nào thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, để làm việc được với Digital Marketing thì trước hết các bạn Digital Marketer cần nắm chắc kiến thức cơ bản về Digital Marketing, đặc biệt là về khái niệm Digital Marketing là gì.

Hiểu khái niệm “ngành” thì lại là điều không hề dễ dàng cho các bạn đọc khi phải tìm hiểu có chọn lọc để tiếp cận nguồn thông tin chính xác nhất, bởi kết quả mà Google trả về nhiều vô kể cùng với những ý kiến và nhiều quan điểm khác nhau. Dù vậy, để các bạn hiểu một cách dễ dàng và sát nghĩa nhất thì chúng tôi có khái niệm về Digital Marketing như sau:

Digital Marketing được hiểu đơn giản là một công cụ của hoạt động tiếp thị dựa trên việc sử dụng kỹ thuật số. Kỹ thuật số ở đây không chỉ thông qua Internet mà còn qua các phương tiện điện tử như điện thoại, tivi…để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, ngành hàng của doanh nghiệp mình giúp kết nối đến với đa dạng phân khúc khách hàng.

Từ khái niệm trên, các bạn có thể dễ dàng phân loại được Digital Marketing hoạt động dựa trên 2 mảng chính: Online và Offline. 

Để phân tích sâu hơn về 2 mảng này cho các bạn hiểu, chúng tôi sẽ đề cập chúng ở trong mục 3 một cách rõ ràng và chi tiết nhất về mảng kiến thức cơ bản về Digital Marketing bên dưới, vậy nên đừng vội rời mắt khỏi màn hình hãy kiên trì chút nhé bạn thân mến.

Tại sao Digital Marketing được sử dụng phổ biến hiện nay

tai sao digital marketing duoc su dung pho bien hien nay
Tại sao Digital Marketing được sử dụng phổ biến hiện nay

Digital Marketing là ngành rất mới, vô cùng HOT ở thời điểm công nghệ 4.0 hiện tại và xu hướng chúng sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Bởi vậy, Digital Marketing rất được đông đảo các doanh nghiệp, các cá nhân săn đón sử dụng phổ biến hiện nay. 

Nhất định mỗi doanh nghiệp hay dân Digital Marketers khi lựa chọn Digital Marketing nên cần trang bị và nắm vững kiến thức cơ bản về Digital Marketing vì một trong những lý do đặc biệt sau đây:

  • Nhờ có Digital Marketing giúp cho bản chiến lược và đường lối triển khai của các doanh nghiệp đi đúng hướng và đem lại hiệu quả cao. Giúp gia tăng khả năng tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng trên nhiều phạm vi nền tảng khác nhau và chuyển đổi họ thành khách tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Digital Marketing tập trung vào nghiên cứu khách hàng, từ đó dễ dàng xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu. Hay nói cách khác là hướng đúng đến mục tiêu khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Phạm vi tiếp cận khách hàng thông qua các trang mạng truyền thông được mở rộng gấp nhiều lần, nhất là khi người tiêu dùng và khách hàng hầu hết sử dụng di động và đang có xu hướng chuyển qua mua trực tuyến. Chính điều này đã giúp cho việc dễ dàng tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng trên thị trường hơn.
  • Để quảng bá thương hiệu, thu hút đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn nữa thì Digital Marketing là một cách không thể không hoàn hảo hơn, bởi chi phí phải chi cho hoạt động quảng cáo này rẻ hơn gấp nhiều lần so với các cách quảng cáo khác. Điều đó đã giúp thúc đẩy tạo ra sân chơi cho tất cả các doanh nghiệp lớn mạnh, vừa hay nhỏ lẻ.

10 hình thức cơ bản của Digital Marketing

Kiến thức cơ bản về Digital Marketing thì nhiều vô cùng, tuy nhiên như đã giới thiệu ở trên thì chúng tôi sẽ giúp cho tất cả các bạn ngay cả các bạn học trái ngành cũng có thể nắm vững kiến thức cơ bản nhất và trở thành một Digital Marketer thực thụ.

Dưới đây sẽ là 10 hình thức cơ bản của Digital Marketing mà dân ngành phải nắm rõ về các thuật ngữ quan trọng này:

Search Engine optimization (SEO)

Search Engine Optimization (SEO) là một công cụ giúp tối ưu hóa trang Website của doanh nghiệp đưa lên thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm của Google. Nhờ đó, làm tăng lượt truy cập của người dùng vào Website của doanh nghiệp đó mà không cần phải trả bất kỳ khoản chi phí nào.

Thông thường sẽ phân loại ra làm 2 cách thức triển khai SEO chính, gồm có: Onpage và Offpage.

SEO Onpage: Chủ yếu tập trung vào mảng content, technical của Website và đồng thời nghiên cứu về những từ khóa có lượt tìm kiếm cao. Các bài viết có thể giúp giải quyết các vấn đề mà người đọc đang quan tâm, từ đó Website sẽ tăng được thứ hạng cao trên Google.

SEO Offpage: Với cách thức thứ hai người làm SEOer sẽ phải tập trung triển khai đi Backlink từ bên ngoài để trỏ về Website của doanh nghiệp của bạn. Mức độ uy tín của Website đi link từ bên ngoài rất quan trọng, bởi nó có quyết định đến thứ hạng Website của bạn đối với mỗi từ khóa được bạn SEO lên top.

Content Marketing

Content Marketing
Content Marketing

Content Marketing là một cách tiếp thị tập trung vào việc sáng tạo, xây dựng nội dung phù hợp, liên quan mật thiết đến giá trị thực mà khách hàng sẽ nhận được thông qua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhờ vào thiết lập nội dung Marketing này mà giúp cho tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó nhanh chóng thông tin về sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp sẽ được bao phủ rộng rãi trên các trang mạng, truyền thông nhằm tăng lượt truy cập và tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng mới.

Content Marketing được chia ra thành các loại phổ biến thường gặp như sau: Social Media, Blog, Email, Video, Infographics, Podcast, Case studies, E-books.

Social Media Marketing

Social Media Marketing là một thuật ngữ quen thuộc không thể không nhắc tới trong kho tàng kiến thức cơ bản về Digital Marketing. Đây chính là hình thức tiếp thị thông qua việc chia sẻ về nội dung và quảng bá hướng doanh nghiệp tới nhiều đối tượng biết đến ở trên các kênh mạng xã hội bao gồm: Facebook, Instagram, Tik tok, cùng nhiều các trang mạng xã hội khác.

Hành động này làm gia tăng mức độ nhận diện của doanh nghiệp, từ đó mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tương tác với khách hàng và kích thích hành vi mua hàng của người dùng.

Nhiệm vụ của người làm Social Media chính là phụ trách các hoạt động Marketing dựa trên những kênh nền tảng mạng xã hội bao gồm Facebook, TikTok hay YouTube… nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của phòng Marketing. Biết cách vận hành các nền tảng Social cơ bản và triển khai những nội dung content sao cho phù hợp với từng kênh, vận dụng tối đa các công cụ đo lường, phân tích, đánh giá phổ biến để đạt hiệu quả cao trong công việc.

Pay Per Click (PPC)

Pay Per Click (PPC) được hiểu đơn giản là hình thức quảng cáo có trả phí dựa trên mỗi một lượt click chuột vào mục chứa quảng cáo. Hình thức này các bạn sẽ thường thấy phổ biến trên Google, các trang mạng xã hội hay Youtube.

Vậy để có thứ hạng tốt trên các trang tìm kiếm được người dùng truy cập nhiều nhất của Google thì bạn cần phải bỏ ra khoản chi phí quảng cáo dựa trên mỗi lượt nhấp đó.

Một số hình thức của PPC có thể kể đến là: Tìm kiếm có trả phí, quảng cáo hiển thị, quảng cáo mua sắm, tiếp thị truyền thông mạng xã hội, tiếp thị lại theo hành vi. 

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing
Affiliate Marketing

Affiliate Marketing được hiểu đơn giản một dạng tiếp thị liên kết. Khi quảng bá, giới thiệu trực tuyến sản phẩm hay dịch vụ cho đơn vị cung cấp thì bạn sẽ nhận được phần thưởng hoa hồng dựa trên giá trị từng phân loại sản phẩm hay dịch vụ đó.

Ví dụ:

Trên tài khoản Blog cá nhân của một người làm Affiliate Marketing cho dự án dịch vụ Email Marketing. Khi bạn nhìn thấy đường link của bài viết mà người đó gợi ý, bạn bấm vào để xem hướng dẫn, nếu đáp ứng đúng những nhu cầu, mong muốn của mình nên bạn đã mua gói dịch vụ đó thì người gợi ý đường dẫn link cho bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ phía nhà cung cấp.

Native Advertising

Native Advertising hay Native Ads là dạng quảng cáo trực tuyến được hiển thị tự nhiên. Thông thường, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện khi người dùng nhấp chuột để đọc bất kỳ một trang Website hay đang ở trong một phần mềm app nào đó.

Cách để nhận dạng hình thức quảng cáo này là thấy chúng xuất hiện rất tự nhiên và được gắn thêm nội dung tài trợ. Với hình thức Native Ads cũng là hình thức có trả phí để phục vụ cho quá trình quảng cáo.

Marketing Automation

Marketing Automation một thuật ngữ được hiểu đơn giản là việc tiếp thị dựa trên việc sử dụng phần mềm tự động để tối ưu hóa quá trình tiếp thị của các doanh nghiệp. Thông qua phần mềm này giúp cho tất cả hoạt động Marketing thu hoạch đúng tiến độ và đem lại chất lượng hiệu quả cao nhất, từ đó đội ngũ Marketing hoàn thành được mục tiêu mau chóng hơn.

Ví dụ:

Sau khi khách hàng tiềm năng nhấn nút đăng ký theo dõi về một chương trình học tập hay đơn giản chỉ là đăng ký tài khoản Blog, lúc này sẽ xuất hiện một Email Automation được gửi ngay đó. Đây chính là dạng Email chào mừng nó vô cùng quan trọng, bởi khiến cho đối tượng khách hàng tiềm năng thấy và cảm nhận được sự chào đón nhiệt tình, đồng thời họ sẽ biết những giá trị cụ thể mà họ nhận được từ vị trí doanh nghiệp.

Email Marketing

Email Marketing
Email Marketing

Đây được coi là một phương pháp giao tiếp của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng của họ. Email Marketing là thuật ngữ được sử dụng qua hành động tiếp thị bằng Email quảng cáo, chào mừng khách hàng, khuyến mãi cho khách thân thiết hay để nhắc nhở khách theo dõi và truy cập vào Website doanh nghiệp họ.

Nhiệm vụ của một người làm Email Marketing là gửi những thông điệp thương mại, lời chào hàng hay lời cảm ơn, thu hút bán hàng hoặc kêu gọi quyên góp…để nhằm xây dựng niềm tin tưởng, sự trung thành, tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đến tới nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng có sử dụng Email. 

Online PR

Online PR chính là một giải pháp tiếp thị giúp cho thương hiệu, dịch vụ hay ngành hàng của doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều lượng người dùng hơn. Cách làm này tương tự như cách PR truyền thống nhưng mấu chốt khác biệt là chúng chỉ xuất hiện thông qua các kênh Online hiện nay như: Blog, Website, trang báo Online, báo điện tử, các nền tảng mạng xã hội khác.

Ví dụ:

Sản phẩm được PR trong một chương trình được đông đảo các bạn trẻ yêu thích là “RAP VIỆT”, ở đây có hai thương hiệu đồng tài trợ là Pepsi với sản phẩm Pepsi vị chanh không calo và Lay’s với sản phẩm Snack khoai tây Lay’s. Chính vì thế, trong xuyên suốt chương trình luôn gắn các hình ảnh, thương hiệu của các sản phẩm khi qua lời giới thiệu từ Mc Trấn Thành cùng các thí sinh tham gia, từ đó khiến cho khán giả truyền thông bị thu hút, gây ấn tượng sâu sắc.  

Ví dụ:

Một ví dụ khác về Online PR, dạo gần đây cái tên “Nhà Bà Nữ” là một bộ phim gây “sốt sần sật” của Trấn Thành đem đến nhiều bất ngờ cho khán giả. Trước khi cho ra mắt bộ phim ê-kíp sản xuất bộ phim sẽ tổ chức cuộc họp báo để thông báo cho báo chí ra mắt phim. Thông qua phương tiện báo chí sẽ tiếp cận đến nhiều khán giả.

Inbound Marketing

Inbound Marketing là một phương pháp nhằm thu hút, kéo khách hàng về cho doanh nghiệp của mình bằng việc sáng tạo ra những nội dung hữu ích làm thỏa mãn nhu cầu của người đọc, và đem lại những trải nghiệm thiết thực nhất dành cho các khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm của phương pháp Inbound Marketing đó là dẫn dắt khách hàng tự chủ động tìm đến thông qua các nội dung phù hợp với nhu cầu người dùng trên các nền tảng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mà không cần đến những chi phí quảng cáo đắt đỏ.

Với Outbound Marketing là cả một quá trình quảng bá về thông điệp của thương hiệu tới nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới. Cách thực hiện trong hoạt động này gồm các chiến lược quảng cáo, gọi điện tìm kiếm khách hàng hay tham gia triển lãm thương mại. Do đó, cách thức hoạt động giữa Outbound Marketing truyền thống và Inbound Marketing đối ngược nhau hoàn toàn. Điểm trừ của Outbound Marketing mặc dù vẫn cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhưng việc gọi điện thường xuyên và liên tục hoặc gửi Email spam khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu, thậm chí họ chặn quảng cáo, chặn cuộc gọi để không bị làm phiền. Đi cùng thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, Inbound Marketing dần lên ngôi thay thế các hoạt động truyền thống và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đối với mỗi doanh nghiệp ở hiện tại.

Như vậy, trên đây là toàn bộ tổng quan kiến thức cơ bản về Digital Marketing được chúng tôi tóm lược một cách cụ thể và chi tiết. Hy vọng rằng, với những thông tin truyền tải xuyên suốt bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.

Thanh Quý
Mình là Nguyễn Thanh Quý, hiện là Copywriter của ATZagency, công việc của mình là sáng tạo nội dung nhằm truyền tải và cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người dùng, góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing tổng thể. Mình chia sẻ rất nhiều kiến thức về Content - SEO - Data Analytics và nhiều mảng xoay quanh Digital Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan